Cadicefdin 125 là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Cadicefdin 125
Ngày kê khai: 30/08/2019
Số GPLH/ GPNK: VD-32703-19
Đơn vị kê khai: CÔNG TY CỔ PHẦN US PHARMA USA
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Cefdinir 125mg
Dạng Bào Chế: Thuốc bột pha hỗn dịch uống
Quy cách đóng gói: Hộp 10 gói, 14 gói, 20 gói x 2,5g
Hạn sử dụng: 36 tháng
Phân loại: KK trong nước
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần US Pharma USA
Công dụng – chỉ định
Công dụng
Thuốc Cadicefdin 125 mang đầy đủ tác dụng dược lý của hoạt chất Cefdinir có trong thành phần chính của thuốc. Cefdinir được biết đến là một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3.
Hoạt chất được sử dụng đường uống. Tương tự như các kháng sinh khác thuộc nhóm Cephalosporin, cơ chế tác dụng của Cefdinir là ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.
Cefdinir không bị ảnh hưởng bởi men betalactam nên có tác dụng trên cả những vi khuẩn nhạy cảm tiết men Beta-lactamase.
Chỉ định
Cadicefdin 125 được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẫn từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm trong trường hợp sau:
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).
- Đợt cấp của viêm phế quản mãn cũng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).
- Viêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).
- Viêm hầu họng/ viêm amidan do Streptococcus pyogenes.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: do Staphylococcus aureus (gồm cả chúng sinh beta Lactamase) and Streptococcus pyogenes.
- Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumoniae.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
- Thuốc Cadicefdin 125 được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.
- Không nên uống thuốc cùng với những chế phẩm có chứa sắt.
- Người bệnh không nên tự ý thay đổi liều, tăng liều hoặc tự ý bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều lượng
Liều dùng và thời gian dùng thuốc cho từng trường hợp cụ thể theo địa chỉ của bác sĩ điều trị. Liều dùng thông thường như sau:
- Thời gian điều trị từ 5 – 10 ngày tùy trường hợp, có thể dùng 1 lần mỗi ngày hay chia 2 lần trong ngày
- Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 300 mg x 2 lần /ngày hay 600 mg/1 lần/ngày.
- Tổng liều là 600mg cho loại nhiễm trùng.
- Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: 7mg/kg x 2 lần/ngày hay 14mg/1 lần/ngày.
Điều chỉnh liều lượng khuyến cáo ở những bệnh nhân suy thận nặng (Clcr <30 ml/phút):
- Người lớn: 300 mg mỗi ngày 1 lần nếu Clcr <30 ml/ phút
- Trẻ em 7mg/kg (tối đa 300mg) mỗi ngày một lần nếu Clcr < 30ml/ phút.
- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong thời gian dài: liều khuyến nghị ban đầu là 300mg mỗi 48 giờ ở người lớn v à 7mg/kg (tối đa 300mg) mỗi 48 giờ ở trẻ em. Liều bổ sung (300mg ở người lớn hoặc 7mg/kg ở trẻ em) ở mỗi khoảng thời gian chạy thận.
Chống chỉ định
Thuốc Cadicefdin 125 chống chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cadicefdin 125
- Trước khi dùng Cefdinir, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với cefdinir hoặc bất kỳ kháng sinh cephalosporin nào như cefaclor (Ceclor) hoặc cephalexin (KEFLEX), penicillin, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là probenecid (Benemid, Probalan) và các vitamin.
- Lưu ý rằng các thuốc kháng a-xít có chứa ma-giê hay nhôm và các sản phẩm có chứa sắt làm giảm tác dụng của cefdinir, hãy sử dụng cefdinir 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng a-xít hoặc các sản phẩm chứa sắt.
- Nói với bác sĩ nếu bạn bị hoặc đã từng bị viêm đại tràng, bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
- Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng Cefdinir trong quá trình mang thai khi thật cần thiết.
- Bà mẹ cho con bú: Sau khi dùng liều duy nhất 600mg, Cefdinir không được phát hiện trong sữa mẹ.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Người cao tuổi: Lựa chọn liều dựa trên đánh giá chức năng thận.
Tác dụng phụ
- Đau dạ dày
- Nôn
- Ăn mất ngon
- Tiêu chảy
- Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi
- Phát ban, nổi mề đay
- Sưng mặt, mắt, môi, lưỡi, tay và chân
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Cefdinir có thể gây phản ứng phản vệ; làm phát triển quá mức của C. difficile, gây tiêu chảy từ nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong; tăng nguy cơ phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.
Tương tác thuốc
- Khi phải sử dụng Cefdinir cùng các thuốc có chứa sắt: cần uống cách nhau 2 giờ.
- Khi dùng đồng thời Cefdinir và Probencid: làm tăng hấp thu thuốc và kéo dài thời gian bán thải thuốc.
- Khi sử dụng thuốc tốt nhất bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ tư vấn tránh xảy ra các tương tác không mong muốn.
Bảo quản thuốc
- Để thuốc Cadicefdin 125 tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 30 độ C.
- Không dùng thuốc nếu đã hết hạn sử dụng. Thông tin hạn dùng được trình bày cụ thể trên nhãn mác bao bì của sản phẩm.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Cadicefdin 125 có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Cadicefdin 125 là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Cadicefdin 125 được kê khai với giá niêm yết cho mỗi gói thuốc bột pha 2,5g là 8.500 VND.
Giá thuốc Cadicefdin 125 có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Cadicefdin 125 với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế