Site icon Medplus.vn

Thuốc Caplor – dự phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Caplor là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc này.

Thông tin về thuốc

Ngày kê khai 12/12/2019

Số GPLH/ GPNK VN-17461-13

Đơn vị kê khai CÔNG TY TNHH MỌI THẾ HỆ

NĐ/HL 75mg

Dạng bào chế Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói Hộp 3 vỉ x 10 viên

Phân loại KK nhập khẩu

Công dụng-Chỉ định 

  • Dự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.
  • Kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân sơ vữa động mạch mới bị đột quỵ, mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch ngoại biên đã xác định.

Cách dùng-Liều lượng 

Cách sử dụng

  •  Dùng đường uống.
  •  Thời điểm uống không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng

Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều như sau:

  •  Người lớn và người cao tuổi: 1 viên/lần/ngày.
  •  Trẻ em: Không được khuyến cáo sử dụng.
  •  Hội chứng mạch vành cấp tính có đoạn ST không chênh lên (như đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có sóng Q):

+ Liều tấn công: 4 viên trong ngày đầu tiên.

+ Liều duy trì: 1 viên/ngày kết hợp với Aspirin 75-435mg/ngày. Nên Aspirin dùng dưới 100mg/ngày.

  •  Nhồi máu cơ tim cấp:

+ Liều tấn công: 4 viên kết hợp Aspirin.

+ Liều duy trì 1 viên/lần/ngày. Thời gian điều trị ít nhất 4 tuần.

  •  Rung tâm nhĩ: 1 viên/lần/ngày kết hợp 75-100mg Aspirin.

Chống chỉ định 

  • Thuốc Caplor 75mg chống chỉ định sử dụng với các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất hoặc một số thành phần tá dược có trong thuốc. Hoặc các đối tượng bị viêm loét dạ dày, bệnh suy gan nặng, xuất huyết nội sọ, trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Bên cạnh đó còn có một số đối tượng khác không được khuyến cáo sử dụng loại thuốc này. Để đảm bảo việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên hỏi bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ 

  • Việc sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý tim mạch không thể tránh khỏi các triệu chứng của tác dụng phụ. Nhưng không hẳn đa số người sử dụng thuốc đều mắc phải, các triệu chứng xảy ra còn tùy thuộc vào từng đối tượng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ, ngăn chặn kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Những triệu chứng tác dụng phụ của thuốc Caplor 75mg mà người bệnh có thể mắc phải như:

Tuy nhiên, chúng tôi không liệt kê đầy đủ danh sách các triệu chứng tại đây. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác ngoài các triệu chứng trên.

Tương tác thuốc 

Một số loại thuốc bạn đang sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác có thể gây trường hợp tương tác thuốc khi sử dụng đồng thời thuốc Caplor 75mg. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc. Không chỉ gây ức chế đến quá trình hoạt động của thuốc Caplor 75mg mà còn làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là danh sách thuốc cần lưu ý khi sử dụng kết hợp với thuốc Caplor 75mg:

  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Fluconazole
  • Escitalopram
  • Esomepraxole
  • Fluvoxamine
  • Fluoxetine
  • Moclobemide
  • Voriconazole
  • Ticlopodine
  • Ciprofloxacin
  • Cimetidine
  • Carbamazepine
  • Oxcarbazepine
  • Chloramphenicol
  • Isoniazid
  • Phenytoin
  • Herparin
  • Warfarin

Bảo quản thuốc 

  • Nhiệt độ dưới 30 độ C.
  •  Tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
  •  Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Hình ảnh minh họa 

Caplor – dự phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Có thể dễ dàng mua thuốc Caplor ở các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc đật chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc Caplor là thuốc bán theo đơn bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc Caplor có giá được niêm yết là 2.720 VND/Viên

Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian mà bạn mua. Tuy nhiên nếu mua được thuốc Caplor với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế.

Exit mobile version