Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Viêm Loét Dạ Dày – 7 Thực Phẩm Khắc Phục Viêm Loét Hiệu Quả

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị đau nhức và nó xảy ra khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi. Điều này tạo điều kiện cho các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót trong dạ dày, gây ra vết loét. Hiện nay, việc điều trị viêm loét dạ dày đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thực phẩm tự nhiên tại nhà có thể hữu ích trong việc kiểm soát loét dạ dày. Medplus đã tổng hợp những thông tin về viêm loét dạ dày và 7 thực phẩm giúp cải thiện tình trạng này.

 Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm loét dạ dày?

Viêm loét dạ dày hầu như luôn luôn do một trong những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori)
  • Sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen,…
  • Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES) cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng này. ZES là một bệnh trong đó các khối u khiến dạ dày sản xuất quá nhiều axit, dẫn đến loét dạ dày. Các triệu chứng bao gồm đau bụng và tiêu chảy.
  • Căng thẳng kéo dài: Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột. Bên cạnh đó, axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống không đúng giờ giấc, sử dụng thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn, ăn thức ăn cay nóng, chua, thiếu đạm, thiếu vitamin,….
  • Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn: Uống quá nhiều rượu, bia gây kích thích niêm mạc dạ dày, đồng thời ảnh hưởng đến các vết loét dạ dày đã có.

Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

trieu chung viem loet da day 1 - Medplus

Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát hoặc đau ở vùng bụng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày của bạn trống rỗng, và nó có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác của loét dạ dày bao gồm:

  • Đau âm ỉ trong dạ dày
  • Sụt cân
  • Không muốn ăn vì đau
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đầy hơi
  • Cảm giác mau no
  • Ợ hơi hoặc trào ngược axit
  • Ợ chua
  • Cơn đau có thể cải thiện khi bạn ăn, uống hoặc dùng thuốc kháng axit
  • Thiếu máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, khó thở hoặc da nhợt nhạt
  • Phân sẫm màu, phân màu hắc ín
  • Nôn mửa ra máu
  • Mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, hay chập chờn về đêm.

 Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh viêm loét dạ dày

Mặc dù thực phẩm bạn ăn có thể sẽ không chữa khỏi hoàn toàn bệnh loét dạ dày, nhưng ăn uống một cách lành mạnh có thể có lợi cho đường ruột và sức khỏe tổng thể của bạn.

 Flavonoid

Flavonoid 1 - Medplus

Ăn những thực phẩm giàu Flavonoid có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, cụ thể là giúp cơ thể chống lại vi khuẩn H.pylori, bảo vệ niêm mạc dạ dày và có thể chữa lành vết loét. Flavonoid là hợp chất xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau quả. Những thực phẩm và đồ uống giàu Flavonoid bao gồm:

  • Đậu nành và những cây họ đậu
  • Nho đỏ
  • Cải xoăn
  • Bông cải xanh
  • Táo
  • Quả mọng
  • Các loại trà, đặc biệt là trà xanh.

Theo Viện Linus Pauling, Flavonoid không có tác dụng phụ trong chế độ ăn thông thường, nhưng lượng flavonoid quá cao có thể cản trở quá trình đông máu. Bạn có thể bổ sung Flavonoid trong chế độ ăn uống của mình hoặc dùng chúng dưới dạng thực phẩm bổ sung.

 Cam thảo

Cam thao 1 - Medplus

Chiết xuất từ rễ cam thảo và hợp chất Glycyrrhizin có tác dụng kích thích sự phòng thủ của cơ thể, chống lại sự phát triển của vết loét và làm giảm sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng cam thảo vì uống quá nhiều cam thảo có thể làm cho các vấn đề tim mạch và huyết áp cao trở nên tồi tệ hơn.

 Probiotic

probiotic 1 - Medplus

Probiotic hay lợi khuẩn là các vi khuẩn và nấm men sống, có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng có mặt trong nhiều loại thực phẩm thông thường, đặc biệt là thực phẩm lên men. Bao gồm:

  • Sữa chua
  • Miso
  • Kim chi
  • Nấm sữa Kefir

Bạn cũng có thể dùng men vi sinh như một thực phẩm bổ sung.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm chứa Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H.pylori và làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh có thể xảy ra trong quá trình điều trị loét.

Mật ong

mat ong 1 - Medplus

Tùy thuộc vào nguồn gốc của thực vật mà mật ong có thể chứa tới 200 nguyên tố, bao gồm Polyphenol và các chất chống Oxy hóa khác. Mật ong là một chất kháng khuẩn mạnh mẽ và đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori .

Miễn là bạn có lượng đường trong máu bình thường, bạn có thể thưởng thức mật ong ngọt ngào này cùng với lợi ích là có thể làm dịu vết loét của bạn.

Tỏi

toi 1 - Medplus

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu về tỏi trong việc chữa viêm loét dạ dày. Chiết xuất tỏi đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của H. pylori, làm giảm đau và phục hồi tổn thương. Nếu bạn không thích mùi vị (và dư vị kéo dài) của tỏi, bạn có thể dùng chiết xuất tỏi ở dạng thực phẩm bổ sung.

Nam việt quất

nam viet quat 1 - Medplus

Nam việt quất giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách ngăn vi khuẩn định cư trên thành bàng quang. Nam việt quất và chiết xuất nam việt quất cũng có thể giúp chống lại H.pylori.

Bạn có thể uống nước ép nam việt quất, ăn quả nam việt quất hoặc uống bổ sung nam việt quất. Mặc dù nam việc quất rất tốt nhưng việc sử dụng quá nhiều nam việt quất dưới mọi hình thức có thể gây khó chịu cho dạ dày và ruột do chứa nhiều đường, vì vậy hãy bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần.

 Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt

ngu coc trai cay 1 - Medplus

Một chế độ ăn tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quát của bạn, mà chúng còn giàu vitamin có thể giúp cơ thể chữa lành vết loét.

Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa Polyphenol có thể bảo vệ bạn khỏi loét và giúp vết loét mau lành. Những phẩm và gia vị giàu Polyphenol bao gồm:

  • Hương Thảo khô
  • Hạt lanh
  • Rau oregano Mexico
  • Quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, quả cơm cháy và quả mâm xôi
  • Ô liu đen

Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh khi bị loét và trào ngược dạ dày thực quản

Một số người bị loét dạ dày cũng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit dạ dày). Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Điều này có thể gây ra tổn thương cho thực quản, cũng như chứng ợ nóng, khó tiêu và các khó chịu khác. Để giảm đau do trào ngược axit dạ dày, bạn có thể hạn chế:

  • Cà phê và đồ uống có chứa caffein khác
  • Đồ uống có ga
  • Sôcôla
  • Ớt cay
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm có nhiều muối
  • Thức ăn chiên giòn
  • Thực phẩm có tính axit như cam quýt và cà chua.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều hoặc ăn trong vòng hai đến ba giờ sau khi đi ngủ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế việc uống rượu bia, uống nhiều hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hơn hai ly đối với nam giới được coi là uống quá nhiều. Việc sử dụng rượu bia thường xuyên khiến dạ dày bị viêm nhiễm. Ngoài ra, rượu là một chất có thể làm giãn phần dưới của thực quản, làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng rằng sẽ giúp mọi người giải đáp được những thắc mắc về viêm loét dạ dày và các thực phẩm tự nhiên nhưng hiệu quả trong việc cải thiện cũng như điều trị vết loét. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.