Site icon Medplus.vn

Thuốc Ciprofloxacin 500: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Ciprofloxacin là gì ?

Thuốc Ciprofloxacin 500 là thuốc ETC được chỉ định cho các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin: Viêm đường tiết niệu trên và dưới, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương-tủy, viêm ruột nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch). Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người bị suy giảm miễn dịch.

Tên biệt dược

Tên đăng ký là Ciprofloxacin.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói theo: Hộp 25 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Ciprofloxacin là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Số đăng ký là VD-22464-15.

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

Địa chỉ: Tổ dân phố số 4 – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Ciprofloxacin 500

Một viên thuốc Ciprofloxacin 500 dài bao phim chứa:

Công dụng của thuốc Ciprofloxacin 500 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Ciprofloxacin 500 được chỉ định cho các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ciprofloxacin 500

Cách sử dụng:

Dùng thuốc theo đường uống.

Đối tượng sử dụng:

Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.

Liều lượng

Thời gian điều trị Ciprofloxacin 500 tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh và cần được xác định theo đáp ứng lâm sàng và vi sinh vật của người bệnh. Với đa số nhiễm khuẩn, việc điều trị cần tiếp tục với các nhiễm ít nhất 48 giờ sau khi người bệnh không còn triệu chứng. Thời gian điều trị thường là 1 – 2 tuần, nhưng khuẩn nặng hoặc có biến chứng, có thể phải điều trị dài ngày hơn.

Điều trị Ciprofloxacin 500 có thể cần phải tiếp tục trong 4 – 6 tuần hoặc lâu hơn trong các nhiễm khuẩn xương và khớp, tiêu chảy nhiễm khuẩn thường điều trị trong 3 – 7 ngày hoặc có thể ngắn hơn.

Liều trung bình

Chỉ định dùng Liều lượng cho 24 giờ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới 100 mg x 2
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên 250 – 500 mg x 2
Lậu không có biến chứng 500 mg, liều duy nhất
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính 500 mg x 2
Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương 500 – 700 mg x 2
Viêm ruột vi khuẩn nặng

Liều điều trị:

Liều dự phòng:

 

500 mg x 2

500 mg x 1

Phòng các bệnh do não mô cầu

Người lớn và trẻ em trên 20kg

Trẻ em dưới 20kg

 

500 mg, liều duy nhất

Uống liều duy nhất 250mg (Nên chọn dạng thuốc khác có hàm lượng 250mg cho phù hợp).

Phòng nhiễm khuẩn Gram âm ở người suy giảm miễn dịch 250 – 500 mg x 2
Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, nhiễm khuẩn huyết, điều trị nhiễm khuẩn ở người bị bệnh suy giảm miễn dịch. 500 – 750 mg x 2

Liều dùng cho người giảm chức năng thận

Cần phải giảm liều viên nén Ciprofloxacin 500 ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng gan. Trong trường hợp người bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì không cần giảm liều; nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin, hoặc nồng độ creatinin trong huyết thanh.

Độ thanh thải creatinin (ml/phút/1,73 m2) Gợi ý điều chỉnh liều lượng
31 – 60 (creatinin huyết thanh): 120 -170 micromol/lit Liều >= 750 mg x 2 nên giảm xuống còn 500 mg x 2
<= 30 (creatinin huyết thanh): >= 175 micromol/lít Liều >= 500 mg x 2 nên giảm xuống còn 500 mg x 1

Trẻ em và trẻ vị thành niên: Uống 7,5 – 15 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Ciprofloxacin 500

Chống chỉ định:

Tác dụng phụ của thuốc Ciprofloxacin 500

Thường gặp, ADR > 1/100

Ít gặp, 1/1000 < ADR< 1/100

Hiếm gặp: ADR < 1/1000

Xử lý khi quá liều

Nếu đã uống thuốc Ciprofloxacin 500 một liều lớn, thì cần xem xét để áp dụng những biện pháp sau: gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu. Cần theo dõi người bệnh cần thận và điều trị hỗ trợ ví dụ như truyền bù đủ dịch.

Cách xử lý khi quên liều

Bạn nên uống thuốc Ciprofloxacin 500 đúng theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sỹ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Ciprofloxacin 500

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Ciprofloxacin 500 đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Ciprofloxacin 500

Điều kiện bảo quản

Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Ciprofloxacin 500

Nơi bán thuốc

Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Ciprofloxacin 500.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm Quinolon, còn được gọi các chất ức chế DNA. gyrase. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (Aminoglycosid, Cephalosporin,Tetracyclin, Penicilin…) và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm Fluoroquinolon.

Dược động học

Hấp thu

Viên nén Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Sau khi uống, nồng độ tối đa của Ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1 – 2 giờ với khả dụng sinh học tuyệt đối là 70 – 80%, Nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh ứng với các liều 500 mg là 2,4 mg/lít.

Phân bố

Thể tích phân bố của Ciprofloxacin rất lớn (2 – 3 lít/kg thể trọng). Thuốc được phân bố rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô). Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ.

Chuyển hóa

Nửa đời trong huyết tương là khoảng 3,5 đến 4,5 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi.

Thải trừ

Khoảng 40 – 50% liều uống đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Các đường đào thải khác là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật, và thai qua niêm mạc vào rong lòng ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng). Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Chỉ nên dùng viên nén Ciprofloxacin 500 cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng tới Ciprofloxacin

Thời kỳ cho con bú: Không dùng viên nén Ciprofloxacin 500 cho người cho con bú, vì Ciprofloxacin tích lại ở trong sữa và có thể đạt đến nồng độ có thể gây tác hại cho trẻ. Nếu mẹ buộc phải dùng Ciprofloxacin thì phải ngừng cho con bú.

Tác dụng khi vận hành máy móc và lái tàu xe

Viên nén Ciprofloxacin 500 có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

– Dùng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid sẽ làm tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin.

– Dùng đồng thời thuốc chống toan có nhôm và magiê sẽ làm giảm nồng độ trong huyết thanh và giảm khả dụng sinh học của Ciprofloxacin.

– Các chế phẩm có sắt làm giảm đáng kể sự hấp thu Ciprofloxacin ở ruột. Các chế phẩm có kẽm ảnh hưởng ít hơn.

– Uống đồng thời Sucralfat sẽ làm giảm hấp thu Ciprofloxacin một cách đáng kể. Nên cho uống kháng sinh 2 – 6 giờ trước khi uống Sucralfat.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version