Site icon Medplus.vn

Thuốc Loxozole – Điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Loxozole là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc này.

Thông tin về thuốc 

Ngày kê khai: 06/07/2020

Số GPLH/ GPNK: VN-21806-19

Đơn vị kê khai: CÔNG TY TNHH MỌI THẾ HỆ

NĐ/HL: 20mg

Dạng bào chế: Viên nang cứng bao tan trong ruột

Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Phân loại: KK nhập khẩu

Công dụng-Chỉ định

Thuốc Loxozole có tác dụng gì?

Thuốc tác dụng vào giai đoạn cuối của sự tiết acid, liều duy nhất omeprazole 20mg/ngày ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân kích thích nào. Omeprazole không tác dụng trên các thụ thể acetylcholin hoặc histamin và không có những tác dụng dược động học có ý nghĩa nào khác ngoại trừ trên sự tiết acid. Omeprazole gây giảm lâu dài acid dạ dày, nhưng có hồi phục. Năm ngày sau khi ngưng thuốc, sự tiết dịch vị trở lại bình thường, nhưng không có tăng tiết acid. Kiểm tra nội soi, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt 65% sau 2 tuần điều trị và 95% sau 4 tuần.

Chỉ định:

Liều cho người lớn

  • Điều trị loét tá tràng.
  • Dự phòng tái phát loét tá tràng.
  • Điều trị loét dạ dày
  • Dự phòng tái phát loét dạ dày.
  • Phối hợp với kháng sinh thích hợp, loại trừ Helicobacter pylori (H. pylori) trong bệnh loét dạ dày.
  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Dự phòng loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Điều trị chứng viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã chữa lành để dự phòng tái phát.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Bênh nhi:

  • Trẻ em trên 1 tuổi và cân nặng > 10 kg
  • Điều trị chứng viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Trẻ em và vị thành niên trên 4 tuổi:
  • Phối hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do H. pylori.

Cách dùng-Liều lượng 

Ðiều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: Liều thường dùng là 20 – 40 mg, uống mỗi ngày một lần, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần; sau đó có thể điều trị duy trì với liều 20 mg một lần mỗi ngày.
Ðiều trị loét: Uống mỗi ngày một lần 20 mg (trường hợp nặng có thể dùng 40 mg) trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày.
Ðiều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Mỗi ngày uống một lần 60 mg (20 – 120 mg mỗi ngày); nếu dùng liều cao hơn 80 mg thì chia ra 2 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
Dùng thuốc trước khi ăn

Chống chỉ định 

Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với omeprazole, benzimidazoles thay thế hoặc các thành phần của thuốc. Phản ứng quá mẫn có thể bao gồm phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản, viêm thận kẽ cấp tính và nổi mề đay.

Tác dụng phụ 

Thường gặp:
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp:
Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi.
Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
Tăng transaminase (có hồi phục).
Hiếm gặp:
Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ.
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt.
Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
Vú to ở đàn ông.
Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
Co thắt phế quản.
Đau khớp, đau cơ.
Viêm thận kẽ.

Tương tác thuốc 

Thuốc Loxozole có thể tương tác với những thuốc nào?

Omeprazole làm chậm sự bài thải của diazepam, phenytoin và warfarin (là những chất bị chuyển hoá do oxy hoá ở gan). Do đó phải giám sát bệnh nhân dùng các thuốc này cùng lúc với omeprazole và giảm liều lượng, nhất là với phenytoin.
– Các thuốc chẹn bêta: Không có tác dụng tương tác giữa propranolol và omeprazole.
– Phải giám sát đặc biệt những bệnh nhân dùng các chất bị chuyển hoá bởi trung gian các hệ thống enzym cytochrom P450, vì phản ứng tương tác thuốc giữa các chất này với omeprazole chưa được nghiên cứu.
– Nên chỉ định các chất tác dụng cục bộ dạ dày ruột (như magnesi hydroxid, aluminium hydroxid v.v…) xa khoảng 2 giờ đối với omeprazole.
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược và các loại thuốc do các bác sĩ khác kê toa. Hãy luôn tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Thuốc Loxozole có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu bia và thuốc lá.

Bảo quản thuốc 

  • Bảo quản thuốc Loxozole ở nơi có môi trường khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời.
  • Để xa tầm tay của trẻ.

Hình ảnh minh họa 

Thuốc Loxozole – Điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Thông tin mua thuốc 

Nơi mua thuốc

Có thể dễ dàng mua thuốc Loxozole ở các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc đật chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc Loxozole là thuốc bán theo đơn bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc Loxozole có giá được niêm yết là 356 VND/Viên

Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian mà bạn mua. Tuy nhiên nếu mua được thuốc Loxozole với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế.

Exit mobile version