Site icon Medplus.vn

Thuốc Parokey Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Parokey là gì? Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc  gồm đối tượng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, cảnh báo, giá bán và nơi bán

Thông tin về thuốc Parokey

Tên biệt dược

Thuốc được đăng kí dưới tên Parokey

Dạng trình bày

Mỗi viên nén bao phim

Hình thức đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim

Số đăng ký

VD-13657-10

Thời hạn sử dụng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú

Lô M7A-CN, Đường D17, KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương Việt Nam

Thành phần của thuốc Parokey

Mỗi viên nén bao phim chứa:

– Hoạt chất: Paroxetin hydroclorid tương đương Paroxetin 20mg.

– Tá dược: Cellulose vi tinh thể, dicalci phosphat khan, povidon, natri starch glycolat, polysorbat 80, acid citric, magnesi stearat, hydroxypropylmethylcellulose, talc, titan dioxyd, polyethylen glycol 6000 vừa đủ 1 viên.

Chỉ định của thuốc Parokey trong việc điều trị bệnh

Bệnh trầm cảm, rối loạn ám ảnh – cưỡng bức, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ xã hội, rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn tâm lí.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Parokey

Uống nguyên viên, 1 lần/ngày vào buổi sáng kèm thức ăn.

Các dạng trầm cảm, trầm cảm nặng, trầm cảm phản ứng và trầm cảm lo âu: 20mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg, đến 50mg/ngày.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức ở người lớn: 40mg/ngày, nên khởi đầu 20mg, tăng mỗi tuần lên 10mg, đến 60mg/ngày.

Rối loạn hoảng sợ ở người lớn: 40mg/ngày, nên khởi đầu 10mg, tăng mỗi tuần lên 10mg, tối đa 50mg/ngày.

Ngưng thuốc từ từ.

Ám ảnh xã hội: khởi đầu 20mg/ngày, tăng lên 10mg mỗi tuần

Rối loạn lo âu toàn thể ở người lớn: dùng ngay 20mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng, tăng 10mg mỗi tuần, tối đa 50mg/ngày. Điều trị ít nhất 8 tuần.

Rối loạn sau sang chấn tâm lý: nên dùng 20mg/ngày, nếu không có tác dụng thì tăng 10mg mỗi tuần, tối đa 50mg/ngày.

Suy thận nặng (ClCr < 30ml/phút) hoặc suy gan nặng: 20mg/ngày.

Người cao tuổi: Khởi đầu 20mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg, liều tối đa 40mg/ngày.

Trẻ em dưới 18 tuổi: không khuyến cáo.

Suy gan hoặc suy thận nặng: Cần hạn chế đến giới hạn dưới của khoảng liều.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Parokey

Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Parokey

Paroxetin chống chỉ định phối hợp với thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO). Trong một vài trường hợp ngoại lệ, linezolid (một thuốc kháng sinh có tác động ức chế MAO không chọn lọc có hồi phục) có thể dùng phối hợp với paroxetin nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ những triệu chứng của serotonin và theo dõi huyết áp.

Có thể khởi đầu điều trị với paroxetin:

-Hai tuần sau khi ngừng các thuốc ức chế MAO không hồi phục

-Ít nhất 24h sau khi dùng các thuốc MAO có phục hồi (như moclobemid, linezolid, methylthioninium clorid)

-Cần ít nhất khoảng 1 tuần giữa thời điểm ngừng sử dụng paroxetin và thời điểm khởi đầu điều trọ với các thuốc ức chế MAO.

Chống chỉ định phối hợp với paroxetin và thioridazin,vì giống như các thuốc ức chế men gan CYP 2D6, paroxetin có thể làm tăng nồng độ thioridazin trong huyết tương. Sử dụng thioridazin đơn độc có thể dẫn đến kéo dài khoảng QTc và dẫn đến rối loạn nhịp thất nghiêm trọng như xoắn đỉnh và đột tử.

Chống chỉ định dùng paroxetin với pimozid.

Tác dụng không mong muốn

Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, lo lăng hoạc khó ngủ có thể tăng lên. Phản ứng buồn nôn lúc đầu và phụ thuộc liều cũng có thể xảy ra tới 10%.

Rất thường gặp: Suy giảm khả năng tập trung, buồn nôn, suy giảm chức năng tình dục.

Thường gặp: mệt mõi, chống mặt, ra mồ hôi, ngáp, suy nhược, tăng cân, chống mặt, run, nhức đầu, suy giảm ham muốn tình dục, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, khô miệng, mờ mắt, ra mồ hôi, bồn chồn, mất ngủ, kích động, lo sợ, ngủ mơ có ac mộng, tăng nồng độ cholesteron, giảm ngon miệng.

Ít gặp: phản ứng ngoại tháp, lú lẩn, ảo giác, phát ban gia, chảy máu bất thường dưới da, ngứa, nhịp tim nhanh, rối loạn huyết áp, hạ huyết áp tư thế,bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ, giãn đồng tửm khó kiểm soát glucose huyết.

Hiếm: đau cơ, đau khớp, nhịp tim chậm, hưng cảm, lo âu, rối loạn vận động, co giật, hội chứng chân không nghỉ, tăng prolactin huyết, chứng vú to ở nam, chứng tiết nhiều sữa, tăng men gan, hạ natri huyết.

Rất hiếm gặp: Phù ngoại vi, hội chứng setoronin, glaucom cấp, xuất huyết tiêu hóa, tăng enzym gan, giảm tiểu cầu, dị ứng nặng, có thể gây tử vong, cương cứng kéo dài.

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc Parokey

Tất cả các SSRI, kể cả paroxetin, đều không nên dùng cùng với nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế monoamin oxidase (IMAO) (isocarboxazid, phenelzin, tranylcypromin và procarbazin). Những phối hợp này có thể dẫn đến lú lẫn, cao huyết áp, run và tăng hoạt động. Loại tương tác này cũng xảy ra với selegillin, fenfluramin và dexfenfluramin. Cimetidin làm tăng lượng paroxetin trong máu, có thể dẫn tới tác dụng không mong muốn. Paroxetin làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân đang uống warfarin mặc dù chưa rõ cơ chế tương tác. Tryptophan có thể gây đau đầu, buồn nôn, ra mồ hôi và chóng mặt khi dùng cùng với SSRI. Phenytoin và phenobarbital có thể làm giảm lượng paroxetin trong cơ thể, dẫn đến giảm tác dụng của thuốc.

Thận trọng lúc dùng

Thận trọng với bệnh nhân bệnh tim mạch, bệnh động kinh, bệnh sử ám ảnh cưỡng bức. Ngưng thuốc khi có xuất hiện các cơn co giật.

Chỉ nên dùng paroxetin 2 tuần sau khi ngưng một IMAO không hồi phục hoặc ít nhất 24 giờ sau khi ngưng một IMAO có hồi phục. Nên tăng dần liều paroxetin đến khi đạt được đáp ứng tối ưu.

Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Thận trọng ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng.

Ở bệnh nhân tiểu đường, điều trị với SSRI có thể làm thay đổi kiểm soát đường huyết. Có thể cần điều chỉnh liều lượng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết uống.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về paroxetin trên phụ nữ có thai. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. Thuốc có thể tiết vào sữa mẹ. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú khi lợi ích cho mẹ cao hơn hẳn nguy cơ có thể gây ra cho em bé.

Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy điều trị với paroxetin không liên quan đến suy giảm chức năng nhận thức hoặc tâm thần vận động. Tuy nhiên, như với tất cả các loại thuốc tác động đến tâm thần, nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc. Không nên sử dụng đồng thời paroxetin và rượu mặc dù paroxetin không làm tăng sự suy giảm nhận thức và kỹ năng vận hành do rượu gây ra.

Xử lý quá liều

Paroxetin có giới hạn an toàn rộng. Kinh nghiệm trong quá liều paroxetin cho thấy, ngoài những triệu chứng được đề cập trong phần “Tác dụng không mong muốn”, những triệu chứng khác là nôn, giãn đồng tử, sốt, huyết áp thay đổi, nhức đầu, co thắt cơ không tự chủ, kích động, lo lắng và nhịp tim nhanh.

Bệnh nhân thường tự phục hồi mà không có di chứng nghiêm trọng ngay cả khi uống liều lên đến 2000mg. Đôi khi có báo cáo những triệu chứng như hôn mê hoặc ECG thay đổi, thường xảy ra khi paroxetin được kết hợp với các thuốc hướng thần khác, có hoặc không có rượu, nhưng rất hiếm khi gây tử vong.

Hướng dẫn bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp

Thông tin mua thuốc Parokey

Nơi bán thuốc Parokey

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Hình ảnh tham khảo

thuốc Parokey

Nguồn tham khảo

Drugbank

Kết Luận

Ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khoẻ, dinh dưỡng, thuốc a-z,…  Chúng tôi rất mong nhận được cảm nhận và góp ý của bạn dành cho các chuyên mục. Những ý kiến này có thể giúp chúng tôi hoàn thiện các chuyên mục trong tương lai và mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, uy tín, xác thực nhất

Xem thêm bài viết:

Bị trầm cảm ăn gì? 8 nhóm thực phẩm đẩy lùi bệnh trầm cảm

[Bác sĩ chia sẻ] 10+ phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả

Exit mobile version