Site icon Medplus.vn

Tơ mành: Thảo mộc dân gian điều trị vết thương ngoài da mà bạn nên biết

Tơ mành

Tơ mành

A. Thông tin về Tơ mành

Ngoài tên gọi trên, cây còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau, tiêu biểu như: Dây chỉ, Mạng nhện, Phong xa đằng, Hồng long. Chủ yếu cây được thu hái và sử dụng các bộ phận như lá nhằm hỗ trợ cho việc cầm máu, chữa suy nhược và còn được dùng đắp ngoài như một phương thuốc bó gãy xương.

Tên khoa học: Hiptage sp. 

Họ: Kim Ðồng – Malpighiaceae

1. Mô tả cây

2. Bộ phận dùng

Người ta thu hái thân và lá để dùng trong việc chữa bệnh.

3. Phân bố và thu hái

Phân bố: Cây tơ mành thường mọc phổ biến ở các vùng Bắc bộ nước ta, nhất là các vùng rừng núi.

Thu hái: Lá cây có thể được thu hái quanh năm, có thể được dùng ở cả lúc tươi và phơi khô.

4. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu, trong vỏ cây tơ mành có một chất glucosid gọi là hiptagin. Khi tác dụng chất kiềm loãng hay axit lên, hiptagin sẽ giải phóng axit xyanhydric.

5. Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ huyết áp: Thử tác dụng trên chó hoặc mèo gây mê thấy cao khô dây tơ mành có tác dụng hạ huyết áp.

Tác dụng trên vận động: Cao khô dây tơ mành làm giảm vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng. Tiêm phúc mạc amphetamin liều 2,5 – 5 mg/kg, hoạt động của chuột nhắt trắng tăng lên rõ rệt.

Độc tính: Thử trên chuột nhắt trắng bằng cách dùng đường tiêm phúc mạc. Liều chết trung bình của cao khô dây tơ mành là 750mg/kg.

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

1. Tính vị

Cây có vị hơi đắng, chát, tính ôn, có tác dụng ôn thận, ích khí, sát trùng, cầm máu. Quy kinh vào kinh thận.

2. Công dụng và liều dùng

Thân lá giã đắp cầm máu và bó gãy xương.

Ðể bó gãy xương, thường phối hợp với lá của cây dâu tằm.

Lá Tơ mành đốt thành than rắc chữa sâu quảng

Liều dùng:

C. Bài thuốc có vị tơ mành

1. Chữa di tinh, suy kiệt, ra nhiều mồ hôi, đái rắt, thấp khớp cấp – mạn tính:

Lấy lá và thân sắc uống ngày 30-50g. Trẻ em dùng liều thấp hơn.

2. Chữa gãy xương

Thành phần: Cành non và lá tơ mành 30-50g, lá dâu tằm 25-30g. Lấy tất cả dùng tươi, giã nát, xào nóng. Đắp vào chỗ xương rạn hoặc gãy rồi băng lại.

3. Chữa sâu quảng, cầm máu vết thương

Thành phần: Lá dây tơ mành, lá quyển bá.

Rửa sạch, giã nát rồi dịt vào vết thương, băng lại. Có thể dùng lá dây tơ mành, đem phơi khô, đốt thành than, tán bột, rắc.

4. Chữa lở loét ngoài da:

Thành phần: Lá dây tơ mành 20g, lá bạc thau 20g, lá xuyên tiêu 20g, lá trầu không 10g, lá thuốc lào 2g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi đắp ngày 1 lần.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version