Site icon Medplus.vn

Tô Tử | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Tô Tử | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Tô Tử | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Tô tử hay còn gọi là hạt của cây tía tô, Vị thuốc Tô tử là quả hình trứng hoặc gần cầu, đường kính khoảng 1,5 mm, màu nâu xám hoặc màu vàng xám, có vân lưới hơi lồi, nâu sẫm.  Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu tô tử hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Tô tử; Hạt tía tô

Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis

Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae).

Đặc điểm dược liệu

Bộ phận dùng

 hạt (Tô tử) của cây tía tô được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Lá và cành được thu hái vào mùa hạ khi cành lá xum xuê. Quả được thu hái vào mùa thu.

Chế biến: Đem loại bỏ lá sâu, loại bỏ tạp chất, đem phơi trong bóng râm hoặc đem sấy nhẹ cho đến khi khô. Loại bỏ các cành già, phun nước cho cành mềm rồi đem thái vụn và phơi khô. Đối với hạt tô tử, đem bỏ vào chảo sao nhỏ đến khi nổ đều và có mùi thơm.

Phân bố

Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng hạt, chọn ở những cây to khoẻ, không có sâu bệnh. Thời kỳ gieo hạt tốt nhất là sau lập xuân vào tháng 1-2 dương lịch. Mỗi hecta cần chừng 20-30kg hạt giống.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

  • Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
  •  Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).

Tính vị

Tô tử có vị cay, tính ấm.

Quy kinh

Qui vào kinh tỳ, phế.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều dùng

Liều dùng: Đối với trường hợp dùng tươi, có thể dùng ở liều cao. Nếu dùng trong các bài thuốc, liều dùng chỉ nên từ 4 – 12g. Đối với nước sắc có chứa lá và hạt, liều dùng chỉ nên dưới 10g/ ngày. Nước sắc từ cành tô tử nên dùng từ 6 – 20g/ ngày.

Cách dùng: Có thể dùng tô tử dạng tươi, dạng thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Trị ho kéo dài khó khỏi do viêm họng, viêm phế quản mạn, hen phế quản

Tô tử giáng khí thang (Hòa tễ cục phương): Tô tử, Trần bì, Tiền hồ, Chế Bán hạ, Hậu phác đều 6 – 9g,Đương quy 12g, Nhục quế 3g, Chích thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.

Tam tử dưỡng thân thang: (Tô tử, La bạc tử đều 10g, Bạch giới tử 6g). Thẩm thuận Cầm đã dùng bài thuốc sắc cho uống trị 40 ca ho lâu không khỏi, thuốc cho vào ống 10ml/ống, ngày 2 lần, mỗi lần 1 ống, 7 ngày là một liệu trình, kết quả 37,5% (Thẩm thuận Cầm, tờ Thông báo Trung dược 1968,8:56).

Trị lãi đũa

Dùng hạt Tô tử giã nhỏ nhai uống, liều mỗi lần:

– Trẻ từ 4 đến 10 tuổi: 20 – 50g/lần.

– Người lớn: 50 – 70g, ngày 2 – 3 lần uống lúc đói, liên tục 3 ngày hoặc hơn.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng tô tử cần lưu ý: Nếu người âm hư hàn nhiệt, hoặc nóng trong mồ hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn, kiêng dùng.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version