Site icon Medplus.vn

Toàn Yết | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Toàn Yết | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Toàn Yết | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Toàn yết là tên dược liệu từ con bọ cạp. Còn có tên khác là toàn trùng, yết tử, yết vĩ. Nếu dùng cả con bọ cạp thì gọi là toàn yết. Nếu chỉ dùng đuôi bọ cạp thì gọi là yết vĩ. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu toàn yết hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Bọ cạp; Toàn yết

Tên khoa học: Buthus sp.

Họ: Thuộc họ Bọ cạp Buthidae

Đặc điểm dược liệu

Toàn yết là bọ cạp có đốt, thường sống ở dưới hòn đá hay khe vách núi. Đầu và ngực ngắn, bụng dài hơn, phía dưới bụng thót lại và dài. Đuôi có ngòi mang nọc độc.

Bộ phận dùng

Có thể dùng toàn thân (toàn yết) hoặc dùng chỉ phần đuôi.

Thu bắt và chế biến

Thu bắt: Thường bắt bọ cạp vào mùa xuân và mùa hạ

Chế biến: Khi bắt được cho ngay vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bọ cạp cho thêm 300 đến 500g muối ăn). Đậy vung lại và đun từ 3 đến 4 giờ cho đến khi cạn nước; lấy bọ cạp ra phơi mát cho khô, không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm nước rửa cho sạch hết muối đi. Vớt ra để khô ráo, rồi ngắt bỏ đầu, chân, đuôi, rút ruột, sao khô là có thể sử dụng được.

Phân bố

Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đã nuôi bọ cạp trong nông trại. Nhằm mục đích cung cấp nọc cho cơ sở y tế trong nước và xuất khẩu.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong toàn yết có chất độc gọi là Katsutoxin. Đây là một chất protein có chứa gốc sunfua. Độc tính của nó đối với hệ thần kinh gần giống với nọc rắn, nọc một số con vật khác.

Nếu pha loãng có tác dụng kích thích tim ếch và mèo. Nhưng nếu nồng độ cao hơn thì lúc đầu có tác dụng kích thích nhưng về sau sẽ tê liệt.

Ngoài katsutoxin, trong bọ cạp còn có trimethylamin, betain, taurin, axit panmitic, axit stearic, cholesterol, lecithin và các peptide, muối khác.

Tính vị

Vị mặn, hơi cay, tính bình.

Quy kinh

Vào kinh can.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Toàn yết là vị thuốc không thể thiếu trong y học cổ truyền. Vị thuốc được dùng để trị trấn kinh, chữa trẻ em bị kinh phong, uốn ván, kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng méo.

Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng từ 3 – 5 gam nếu dạng thuốc sắc hoặc 2 – 3 gam nếu dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Chia 2 – 3 lần uống.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Thuốc chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền): Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, cam thảo 2g, tất cả tán bột. Chia làm 5 hay 6 lần uống trong ngày. Dùng nước nóng mà chiêu thuốc.

Ngô công, Toàn yết (khối lượng bằng nhau). Tán tất cả thành bột mịn, mỗi lần uống 1 – 4gam. Chủ trị chân tay bị co giật, lưng đòn gánh bệnh uốn ván, bệnh viêm não. Có thể dùng kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc. Đối với những trường hợp đau đầu mãn tính, đau nhức khớp xương mạn tính thì có tác dụng giảm đau.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng toàn yết cần lưu ý:

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version