Site icon Medplus.vn

TOP 3 dược liệu trị VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị đau nhức và nó xảy ra khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi. Bệnh gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến đời sống của bệnh nhân. Hiểu được vấn đề đó, Medplus đã tổng hợp TOP 3 loại thuốc trị viêm loét dạ dày, được khuyến cáo sử dụng trong năm 2021.

1. Dược liệu Dạ cẩm

Dược liệu thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang hoặc Thái Nguyên,…

Thành phần hoá học

Theo Hội Đông Y Lạng Sơn và Đại học Dược Hà Nội cho biết, toàn thân dược liệu chứa các thành phần hóa học như: Anthraglycosid, Alcaloid, Saponin, Tanin, Anthra-glucozit.

Bộ phận dùng

Lá, ngọn non và rễ. Tuy nhiên, rễ thường ít sử dụng hơn vì ít tác dụng.

Công dụng

Bài thuốc trị Viêm loét dạ dày

Cách 1: Chuẩn bị 5 kg dạ cẩm và 1 kg cam thảo đem xay mịn và trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15 gram hòa tan nước sôi và uống. Để dễ uống, bạn có thể thêm ít đường

Cách 2: Dùng 30 gram dạ cẩm đem sắc thuốc. Chia thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn hoặc vào lúc đau để tăng tác dụng chữa trị.

Cách 3: Chuẩn bị 1000 ml mật ong, 5 kg lá dạ cẩm và 2 kg đường phèn. Lá dạ cẩm đem rửa sạch và cho vào nồi nấu với nước cho đến khi rục thành cao. Tiếp đó, cho đường phèn vào, khuấy đều cho đường hòa tan và cô lại. Sau đó, cho mật ong vào, chờ nguội vào đóng chai. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30 ml. Nên uống cao lỏng dạ cẩm lúc đau hoặc uống trước khi ăn.

Lưu ý khi sử dụng

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu, bạn nên chú ý về liều lượng và cách dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, không nên sử dụng dạ cẩm điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai khi chưa được bác sĩ đồng ý.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Dạ cẩm tại đây.

2. Dược liệu Cây khôi

Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitarrd.

Họ: Đơn nem – Myrsinaceae

Cây khôi trị viêm loét dạ dày

Thành phần hoá học

Lá cây có chứa các thành phần như tanin và glycosid.

Bộ phận dùng

Lá cây.

Tính vị

Lá khôi có vị chua, tính hàn. Được quy vào kinh tỳ vị.

Công dụng

Một trong những công dụng chính của cây khôi là bình can, giảm can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày, vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả trong dân gian.

Bài thuốc trị Viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua

Cách 1

Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g.

Tán bột, mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Cách 2

Thành phần: Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g.

Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê

Cách 3

Thành phần: Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g.

Sắc uống mỗi ngày một thang.

Tham khảo thêm thông tin về cây khôi tại đây.

3. Dược liệu hoàn ngọc

Cây còn có tên gọi khác là Xuân Hoa, tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees), thuộc họ Ô Rô.

Cây hoàn ngọc trị viêm loét dạ dày

Thành phần hoá học

Cây Xuân hoa chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ.

Lá tươi chứa diệp lục toàn phần, protein, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các khoáng chất khác.

Bộ phận dùng

Lá cây.

Công dụng

Bài thuốc trị Viêm loét dạ dày

Hái lá Hoàn Ngọc tươi, rửa sạch. Ăn 2 lần/ngày, mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 4-5 ngày là sẽ thấy bệnh viêm loét dạ dày chuyển biến tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng

Tham khảo thêm thông tin về Hoàn ngọc tại đây.

Kết luận

Các loại dược liệu trị VIÊM LOÉT DẠ DÀY nêu trên là những loại dược liệu tốt và an toàn hiện nay. Dược liệu được sử dụng rộng rãi tỏng y học nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia, vì vậy bệnh nhân phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng thuốc.

Nguồn tham khảo: Tra cứu dược liệu, Medplus.

Exit mobile version