Site icon Medplus.vn

Trẻ bị bướu cổ do đâu? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Trẻ bị bướu cổ là gì?

Trẻ bị bướu cổ là tình trạng quá trình trao đổi chất diễn ra quá mức. Đây là kết quả của sự tăng tiết mất kiểm soát của hormon tuyến giáp T3 và T4 vào hệ tuần hoàn của cơ thể. Hormone T3 và T4 theo máu đi khắp cơ thể tác động vào những cơ quan liên quan, gây rối loạn sự điều hòa hằng định nội môi của cơ thể khiến cơ thể không kiểm soát được.

Bệnh bướu cổ (bệnh tuyến giáp) ban đầu rất ít triệu chứng, gần như không thể phát hiện. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, kích thước bướu sẽ to dần và kèm theo một loạt triệu chứng dồn dập. Nguyên nhân bệnh thường là thiếu iod. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung iod là sẽ khỏi.

Nguyên nhân trẻ bị bướu cổ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bướu cổ là do sự thiếu hụt iod trong cơ thể. Bệnh có liên quan nhiều đến hệ thần kinh nên thực tế rất khó chữa trị. Ở tình trạng bình thường, tuyến giáp sẽ thu nhận iod trong cơ thể từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày. Do một số lí do nào đó, tuyến giáp không nhận đủ lượng iod, nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn. Cơ thể sẽ đền bù cho việc thiếu hụt này bằng cách tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất thêm hoóc-môn. Và như vậy tuyến giáp phình to, tạo thành bướu cổ.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến bướu cổ bao gồm:

Triệu chứng trẻ bị bướu cổ

Bệnh bướu cổ mới xuất hiện thường khó phát hiện do không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, nhưng có thể cảm nhận sự tồn tại của nó qua các biểu hiện:

Bướu cổ có thể to hoặc nhỏ. Có thể phân loại các cấp độ bướu cổ theo kích thước:

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như sau:

Điều trị trẻ bị bướu cổ

Tùy thuộc vào kích thước của bướu, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể khuyên:

Quan sát

Khi bướu còn nhỏ và chức năng tuyến giáp vẫn bình thường, bác sĩ có thể chưa đưa ra phác đồ điều trị và đề nghị tiếp tục quan sát.

Thuốc

Bé sẽ được chỉ định thuốc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ dựa theo tình trạng và nguyên nhân bệnh.

Phẫu thuật

Nếu bướu đã lớn và gây khó chịu khi thở hoặc nuốt, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hay một phần của tuyến giáp.

Iod phóng xạ

Trong một số trường hợp, iod phóng xạ được sử dụng để điều trị việc hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị trong giảm kích thước của bệnh bướu cổ. Nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp kém.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bướu cổ

Bổ sung đủ iod

Ăn thức ăn giàu iod như ăn hải sản hoặc rong biển, hoặc cá, mắm tôm, nước mắm, hoặc dùng muối iod. Tôm, cua đặc biệt chứa nhiều iod. Mọi người cần khoảng 150 microgram iod / ngày. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú và cho trẻ sơ sinh và trẻ em, bổ sung đầy đủ iod hết sức quan trọng.

Giảm tiêu thụ iod

Hấp thu quá nhiều iod đôi khi dẫn đến bệnh bướu cổ. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp. Trong trường hợp này tránh dùng muối chứa iod, hải sản, rong biển,…

Phòng ngừa trẻ bị bệnh bướu cổ

Do bệnh cường giáp nguyên nhân chủ yếu là do tự bên trong cơ thể nên cha mẹ hầu như không phòng tránh được tuyệt đối cho con. Phụ huynh cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phát hiện các biểu hiện sớm của cường giáp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để tăng hiệu quả điều trị nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, xúc động quá mức.

Chế độ ăn phù hợp như:

Lời kết

Trẻ bị bướu cổ có thể phòng ngừa tốt bằng chết độ dinh dưỡng cân bằng. Lượng iod hấp thu vào cơ thể ảnh hưởng đến nguy cơ trẻ mắc bướu cổ. Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều iod sẽ gây phản tác dụng. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version