Site icon Medplus.vn

Trẻ bị mụn cóc tự chữa tại nhà được không? Bố mẹ cần quan tâm điều gì?

Trẻ bị mụn có có sao không?

Trẻ bị mụn cóc là một dạng nhiễm trùng lành tính nhưng lại gây những khó chịu nhất định. Mụn cóc gây ngứa ngáy ở những nơi bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ thường không chịu được cơn ngứa và gãi liên tục khiến bệnh dễ lan sang các vùng da xung quanh. Mụn cóc không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Các đốt mụn dễ xuất hiện tại các vị trí dễ thấy như bàn tay, chân. Điều này khiến trẻ rất tự ti khi gặp bạn bè. Và điều mà nhiều phụ huynh quan tâm là có thể tự chữa mụn có cho trẻ tại nhà không? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị mụn cóc

Mụn cóc là một tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi virus pox. Chúng xâm nhập vào cơ thể khi đề kháng da duy yếu và thường biểu hiện bằng bệnh lý da nhẹ, lành tính. Nó có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong vòng 6-12 tháng, mụn cóc thường tự hết mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, tình trạng này kéo dài đến 4 năm.

Mụn cóc thường nhỏ, nổi gờ lên trên bề mặt da, màu trắng hồng hoặc trong, trũng ở giữa. Mụn cóc thường phẳng và cứng. Đối với hầu hết mọi người, chúng có thể có kích thước như đầu đinh đến cỡ cục tẩy của bút chì (2 đến 5 mm). Đôi khi chúng có thể gây ngứa, nhức, đỏ hoặc sưng lên.

Mụn cóc có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm ở mặt, cổ, tay, chân, bụng, bộ phận sinh dục. Mụn cóc rất hiếm khi xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Điều trị cho trẻ bị mụn cóc

Các phương pháp khoa học

Chấm nitơ lỏng

Chữa mụn cóc bằng nitơ lỏng thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 – 2 tuần. Khí nitrogen ở dạng hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C) nên sẽ cho kết quả tốt, thậm chí có người khỏi hoàn toàn. Thuốc cũng hiếm khi để lại sẹo hay làm biến đổi sắc tố da. Tuy nhiên có thể gây khó chịu khi điều trị, phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm.

Đốt điện

Biện pháp đốt bằng dòng điện cao tần được chỉ định cho điều trị mụn cóc dưới 1 cm hoặc ở vị trí khó tiểu phẫu ( kẽ ngón chân, tay). Ưu điểm của phương pháp đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp và có thể khoét sâu hết nhân rễ mụn cóc. Tuy nhiên thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn. Chăm sóc vết thương hở cũng phải cẩn thận hơn để tránh bị nhiễm trùng. Đôi khi những mụn cóc to sẽ gây chảy máu và khó cầm.

Tiểu phẫu

Tiến hành với các nốt mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân). Thời gian lành vết thương khi tiểu phẫu sẽ nhanh hơn đốt điện. Chăm sóc sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng vì vết thương được may kín. Khuyết điểm của phương pháp này chính là chi phí cao, dễ tái phát vì không lấy hết nhân mụn và có thể để lại sẹo.

Điều trị cho trẻ bị mụn cóc tại nhà

Nếu bị mụn cóc ở bàn chân, bệnh nhân có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau để giảm đau và khó chịu:

Đối với các nốt mụn cóc có kích thước dưới 0.5 cm, bố mẹ có thể chấm dung dịch acid salicylic và lactic (duofilm, collomack) để làm tiêu hủy virus HPV gây mụn cóc, cũng như bong tróc các tế bào sừng. Sau khi bôi lên da, thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại một lớp màu trắng.

Những loại thuốc này có thể được sử dụng tại nhà. Nhưng phải mất nhiều tuần mới phát huy tác dụng khiến mụn biến mất hoàn toàn.

Để nâng cao hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng. Thoa mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Ngoài ra, nên dùng que dũa móng tay hoặc đá bọt nhám chà sát nhẹ lên bề mặt mụn khi tắm để giảm bớt kích thước và độ sần sùi, cũng như loại bỏ lớp tế bào chết do những lần thoa thuốc trước để lại.

Lưu ý khi chấm acid điều trị mụn cóc:

Cách giúp trẻ bị mụn có thể giảm khả năng lây lan

Đôi khi mụn cóc sẽ quay trở lại nhanh do nốt “mụn mẹ” đã phát tán virus và tạo các “mụn con” ở xung quanh. Mụn cóc con có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị. Vì vậy, nên chữa mụn cóc sớm ngay khi phát hiện, tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên. Một số trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị mụn cóc mẹ vài tuần thì những mụn cóc con cũng tự biến mất mà không cần can thiệp.

Bố mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tránh lây lan cũng như tái phát sau khi điều trị mụn cóc:

Lời kết

Trẻ bị mụn cóc không phải là vấn đề nghiêm trọng, bố mẹ không nên quá lo lắng. Đối với những nốt mụn nhỏ, bố mẹ có thể chủ động chữa tại nhà. Với những nốt lớn hơn và không chắc về độ hiệu quả khi tự điều trị, hãy đưa bé đến bệnh viện được chẩn đoán và tư vấn phương pháp phù hợp. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version