Site icon Medplus.vn

Trẻ bị rạn da tuổi dậy thì có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị rạn da tuổi dậy thì có sao không?

Trẻ bị rạn da trong giai đoạn dậy thì là hiện tượng tự nhiên và không đáng ngại. Dậy thì là thời điểm cơ thể trẻ phát triển nhanh củng với nhiều sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Theo đó, da phát triển và căng ra trong thời gian ngắn, gây ra những đường rãnh gọi là rạn da. Rạn da ngoài gây mất thẩm mỹ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu  biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, bạn có thể giúp con giải quyết các vấn đề rạn da dễ dàng. Đầu tiên, điều bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị vết rạn da ở tuổi dậy thì của con.

Nguyên nhân trẻ bị rạn da

Nồng độ hormone tăng lên nhanh chóng

Dậy thì là giai đoạn cơ thể sản xuất ra lượng hormone cao nhằm phát triển tuyến lông, vú và hoàn thiện cấu trúc của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên nồng độ hormone cao có thể khiến da mất đàn hồi và xuất hiện vết rạn.

Di truyền

Nếu có người thân cận huyết bị chứng rạn da khi dậy thì, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia cho biết, di truyền bao gồm nhiều các yếu tố như cấu trúc da, độ săn chắc của da, nồng độ nội tiết,…

Tăng cân và phát triển chiều cao

Ngoài việc hoàn thiện các cơ quan, dậy thì cũng là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao và cân nặng. Tình trạng này khiến làn da bị kéo giãn quá mức trong một thời gian ngắn và tạo điều kiện cho vết rạn hình thành.

Cấu trúc da mỏng và khô

Các chuyên gia da liễu cho biết, người có cấu trúc da mỏng và khô thường dễ hình thành vết rạn và mức độ tổn thương da thường nghiêm trọng hơn người thuộc nhóm da dầu.

Sử dụng thuốc điều trị

Trường hợp sử dụng thuốc hoặc kem chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ bị rạn da. Hoạt chất corticoid có thể làm giảm collagen khiến da dễ bị teo và hình thành vết rạn.

Dấu hiệu trẻ bị rạn da

Biểu hiện của rạn da ở mỗi trường hợp thường không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào thời gian xuất hiện, mức độ tổn thương và khả năng đàn hồi của từng cấu trúc da.

Tuy nhiên phần lớn các vết rạn da do dậy thì đều có những biểu hiện sau:

Khác với những dạng tổn thương da thông thường, rạn da thường không gây viêm, ngứa ngáy hay khó chịu. Chính vì vậy nếu ít chú ý, bạn có thể không kịp thời phát hiện sự xuất hiện của các vết rạn.

Điều trị cho trẻ bị rạn da

Bí quyết để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì cho trẻ là điều trị kịp thời. Dưới đây là 5 cách hiệu quả để loại bỏ vết rạn da ở trẻ tuổi dậy thì.

Tập thể dục đều đặn

Bạn hãy khuyến khích con thường xuyên tập thể dục. Đây là một trong những cách tốt nhất để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì của con. Tập thể dục giúp ngăn sự tăng cân và giảm mỡ. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng điều hòa cơ thể và hạn chế sự phát triển của các vết rạn da.

Uống nhiều nước

Trẻ bị rạn da càng uống nhiều nước sẽ càng có lợi cho việc điều trị. Một làn da được cung cấp đủ nước sẽ trở nên mềm mại và làm mờ vết rạn. Do đó, tốt nhất, con nên uống đủ 8 ly nước một ngày để có làn da khỏe mạnh.

Trẻ bị ran da nên ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe

Việc ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh có chứa vitamin A và C sẽ rất tốt trong việc điều trị các vết rạn da. Thực phẩm giàu vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin hơn cho cơ thể. Đây là điều quan trọng để chữa vết rạn da. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn cam, bưởi, sữa, quả đào… để sản xuất collagen và elastin cho cơ thể.

Dùng kem thoa trị rạn da

Nếu thấy các vết rạn da của trẻ mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da có bán trên thị trường. Thuốc trị rạn da có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Hầu hết thuốc chống rạn da của các thương hiệu uy tín đã được  kiểm tra về độ an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.

Lời kết

Trẻ bị rạn da có thể tự khỏi khi bước qua giai đoạn dậy thì. Bố mẹ cần giải thích cho con hiểu và không cảm thấy tự ti về tình trạng bản thân. Đây cũng là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm. Bố mẹ nên trò chuyện với con nhiều hơn để hiểu về những thay đổi của trẻ. Chúc cả nhà khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version