Site icon Medplus.vn

Trẻ bị viêm ruột hoại tử có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị viêm ruột hoại tử có sao không?

Trẻ bị viêm ruột hoại tử là tình trạng phổ biến trong độ tuổi sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non tháng. Trẻ sinh non tháng thường có sức khỏe kém hơn những trẻ sinh đủ tháng rất nhiều. Sức đề kháng yếu cộng thêm các bộ phận chưa hoàn thiện là điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm xuất hiện. Viêm ruột hoại tử được xếp vào nhóm bệnh trẻ sinh non tháng dễ mắc nhất. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng trẻ. Vì vậy, bố mẹ không được chủ quan, xem thường.

Nguyên nhân trẻ bị viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử là một bệnh về đường ruột cấp tính, thường gặp về các bệnh tiêu hóa của trẻ. Bệnh này có thể phá huỷ những mô của niêm mạc ruột ở trẻ.

Bệnh thường gặp ở các trẻ sinh non tháng (chiếm khoảng 70 – 80% ở những trẻ có tuổi thai thấp). Trẻ sinh non tháng bị viêm ruột hoại tử có thể dẫn đến các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc hay tắc ruột dẫn đến tử vong.

Những trẻ sinh non tháng thường có cơ thể yếu, các cơ quan trong cơ thể có thể chưa được hoàn thiện, vì vậy trẻ dễ bị suy hô hấp sau khi sinh. Khi cho trẻ uống sữa ngoài không đúng cách hay số lượng sữa tăng quá nhanh sẽ làm cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường ruột. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh viêm ruột hoại tử, tổn thương thường khu trú nhất ở ruột non.

Tổn thương gây ra có thể dài từ vài centimét đến hết cả chiều dài của ruột non. Tổn thương vi thể ở dưới các dạng phù nề, xuất huyết, hoại tử, có thể thâm nhập bạch cầu đa nhân. Từ đó dẫn đến các biến chứng như: viêm phúc mạc, thủng ruột, tắc ruột.

Dấu hiệu trẻ bị viêm ruột hoại tử

Các dấu hiệu chung nhất

Các dấu hiệu cụ thể cho từng giai đoạn

Giai đoạn sớm

Giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn muộn

Điều trị cho trẻ bị viêm ruột hoại tử

Phương pháp nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng với bệnh viêm ruột hoại tử (giai đoạn I), khi mà trẻ có những dấu hiệu đầu tiên.

Phương pháp này được thực hiện như sau:

Nếu trẻ đang đặt catheter tĩnh mạch rốn thì cần thực hiện rút bỏ catheter tĩnh mạch rốn. Sau đó thực hiện bồi hoàn dịch điện giải, chống sốc và điều trị DIC. Khi huyết động học ổn định, chuyển sang dinh dưỡng cho trẻ qua đường tĩnh mạch toàn phần từ 1 – 2 tuần.

Điều trị cho trẻ bị viêm ruột hoại tử bằng phương pháp ngoại khoa

Dành cho những trường hợp trẻ ở giai đoạn nặng, cần chỉ định can thiệp phẫu thuật khi trong những trường hợp cụ thể sau:

Viêm ruột hoại tử giai đoạn 1, có thể cho ăn sớm hơn sau 72 giờ. Viêm ruột hoại tử giai đoạn 2, 3 nên nhịn ăn ít nhất 10 – 14 ngày. Bắt đầu bú sữa mẹ 10ml/kg, tăng dần 10ml/kg mỗi ngày, đồng thời phải theo dõi sát dịch dư dạ dày, tình trạng bụng và máu ẩn trong phân.

Phòng ngừa trẻ bị viêm ruột hoại tử

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc dự phòng cho bà mẹ và cho trẻ sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm ruột hoại tử gây ra.

Với các bà mẹ mang thai

Với những bà mẹ có trẻ sinh thiếu tháng

Lời kết

Trẻ bị viêm ruột hoại tử rất nguy hiểm. Tuy nhiên, y học tiến bộ ngày nay có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Nhờ đó mà tỷ lệ trẻ tử vong do viêm ruột hoại tử đã giảm đáng kể. Bố mẹ cần phối hợp với bác sĩ và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version