Site icon Medplus.vn

Trẻ bị xơ gan do đâu? Cách phòng ngừa và điều trị xơ gan cho trẻ

Trẻ bị xơ gan là gì?

Trẻ bị xơ gan xuất phát từ những tổn thương gan, mật hoặc các bệnh lý di truyền. Xơ gan khiến tình trạng mô sẹo hình thành ở gan và dần thay thế các tế bào gan lành mạnh.  Đây là một bệnh phổ biến ở người lớn nhưng rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Xơ gan ở trẻ có những đặc điểm khác với người lớn giúp phân biệt. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn nghĩ đây trẻ không thể nào mắc xơ gan nên thường chủ quan trước những triệu chứng của bệnh. Hậu quá là trẻ có nguy cơ ghép gan nếu gan bị tổn thương quá nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị xơ gan

Thông thường, xơ gan do rượu chiếm phần lớn trường hợp xơ hóa ở gan. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành vì người lớn rất dễ lạm dụng bia, rượu hay bất kỳ thức uống chứa cồn nào khác trong một thời gian dài.

Ngược lại, khi trẻ được chẩn đoán xơ gan, nguyên nhân thường bắt nguồn từ:

Dấu hiệu trẻ bị xơ gan

Dù ở người trưởng thành hay trẻ em, phần lớn triệu chứng xơ gan đều biểu hiện rất mơ hồ vào giai đoạn đầu. Do đó, bạn khó nhận biết được trẻ có bị xơ gan hay không, dẫn đến việc điều trị có phần chậm trễ.

Khi gan bắt đầu xơ hóa, trẻ thường có xu hướng mệt mỏi, kiệt sức và thậm chí là suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, bé còn có nguy cơ bị sưng bụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận ra khả năng ăn và tiêu hóa của bé kém đi rõ rệt, dẫn đến tình trạng sụt cân không mong muốn. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn phụ thuộc vào mức độ thương tổn ở gan.

Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, các dấu hiệu bắt đầu thể hiện rõ ràng. Lúc này, da hoặc tròng trắng mắt có xu hướng chuyển sang màu vàng, nước tiểu sẫm màu hơn và bé dễ bị chảy máu hoặc bầm tím.

Ngoài ra, một loạt triệu chứng xơ gan ở trẻ em khác cũng có nguy cơ xuất hiện, chẳng hạn như:

Điều trị cho trẻ bị xơ gan

Chẩn đoán

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có một hoặc nhiều triệu chứng xơ gan, hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm nhằm xác định nghi ngờ này. Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan ở trẻ em có thể là:

Điều trị

Thực tế, xơ gan là bệnh lý chưa thể điều trị tận gốc với những phương pháp hiện tại. Phần lớn trường hợp, liệu trình điều trị trẻ bị xơ gan chủ yếu tập trung vào:

Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường kê toa thuốc để giúp bé:

Trong tình huống biến chứng xơ gan phát sinh và vượt ngoài tầm kiểm soát, ghép gan sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật này vì:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị xơ gan

Xơ gan diễn ra rất dễ kéo theo tình trạng suy nhược ở trẻ nhỏ do cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Lúc này, bạn cần giúp trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời đảm bảo trẻ vẫn phát triển bình thường.

Thực đơn hàng ngày của trẻ nên có những thực phẩm như sau:

Ngoài ra, bạn cần lưu ý cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của bé nhằm tránh tình trạng tích trữ nước trong cơ thể. Mặt khác, hãy đảm bảo các món ăn của trẻ nhỏ đều được nấu chín hoàn toàn.

Phòng ngừa trẻ bị xơ gan như thế nào?

Một số nguyên nhân xơ gan có thể phòng ngừa được, chẳng hạn như viêm gan B. Trong trường hợp này, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là cho bé chích ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ kể từ khi chào đời.

Ngoài ra, nếu trẻ đang uống những loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, bạn nên thường xuyên đưa bé đi xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe gan.

Nhìn chung, xơ gan ở trẻ em và người trưởng thành tương đối giống nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là xơ gan ở trẻ nhỏ không do rượu. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ phần lớn xuất phát từ các vấn đề phát sinh tại gan. Bạn có thể chủ động phòng ngừa xơ gan cho bé bằng cách ngăn chặn sự xuất hiện của chúng ngay từ đầu.

Lời kết

Trái với người lớn, trẻ bị xơ gan thường dễ chữa trị hơn và ít để lại di chứng. Việc theo dõi những triệu chứng là rất quan trọng. Điều trị trong giai đoạn đầu thể giúp thời gian điều trị được rút ngắn và phương pháp áp dụng cũng đơn giản hơn. Nhưng quan trọng nhất là bố mẹ hãy chủ động phòng ngừa cho trẻ bằng việc tiêm phòng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

 

Exit mobile version