Trẻ nhỏ bị căng thẳng có sao không?
Khi trẻ nhỏ bị căng thẳng, các tế bào của não bộ bị thiếu oxy làm chúng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là bị chết dần. Theo nhiều nghiên cứu, căng thẳng càng kéo dài và nặng nề thì chất xám sẽ có nguy cơ càng giảm và não sẽ ngày càng teo lại, dẫn tới suy giảm trí nhớ và khó tập trung trong công việc, học tập.
Nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện căng thẳng như rối loạn ăn uống, suy nghĩ tiêu cực,v.v… Phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị căng thẳng
Nguồn gốc của căng thẳng và lo âu ở trẻ em thường do các yếu tố bên ngoài tác động lên trẻ, cụ thể:
1. Những thay đổi lớn
Những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể dẫn đến căng thẳng và lo âu ở trẻ em. Điển hình như cha mẹ ly dị hay ly thân, người thân trong gia đình mất, di chuyển thay đổi nơi ở hoặc sự ra đời của một thành viên mới trong gia đình. Những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể làm giảm cảm giác an toàn, dẫn đến căng thẳng cho trẻ.
2. Sự bất ổn của cha mẹ
Cha mẹ căng thẳng về tiền bạc và lo lắng về công việc, gia đình thiếu ổn định và cha mẹ hay gây gổ có thể dẫn đến cảm giác bất an và căng thẳng cho trẻ nhỏ.
3. Áp lực học tập
Áp lực học tập càng cao hơn gặp phổ biến ở những trẻ sợ mắc lỗi hoặc thiếu tự tin. Sự quá kỳ vọng hay thúc ép học tập của cha mẹ cũng khiến trẻ bị căng thẳng.
4. Sợ cộng đồng bỏ rơi
Đối với học sinh nhỏ tuổi, nỗi lo sợ bị bạn bè tách biệt và không chơi với mình khá phổ biến. Như thế tạo ra áp lực buộc trẻ phải phù hợp với bạn bè, từ đó có thể dẫn đến căng thẳng và lo âu.
5. Bắt nạt
Bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng và có thể dẫn đến tổn hại về thể chất và tinh thần. Trẻ em bị bắt nạt thường cảm thấy xấu hổ về việc bị bộc lộ điểm yếu và chúng có thể giấu giếm chuyện này với người khác (cha mẹ hoặc giáo viên).
6. Một bộ phim đáng sợ hoặc một cuốn sách có nội dung không lành mạnh
Trẻ em thường dễ bị ảnh hưởng bởi những cảnh đáng sợ, bạo lực hoặc khó chịu từ một bộ phim hoặc đoạn văn trong một cuốn sách.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị căng thẳng
Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ nhỏ bị căng thẳng đáng báo động:
- Rối loạn ăn uống: Trong ngắn hạn, stress làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Nhưng căng thẳng kéo dài sẽ tiết ra cortisol, làm gia tăng sự thèm ăn (thường thèm ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, có đường).
- Căng thẳng có thể khiến trẻ rời xa những người chúng thương hoặc những vật mà chúng thích trước đây.
- Cáu gắt và thiếu kiên nhẫn
- Trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ gặp ác mộng
- Trẻ muốn nghỉ học, điểm số giảm
- Trẻ khóc một cách bất thường vì stress gây ra sự thất vọng và chán nản
- Phản ứng chống lại hoặc sợ hãi gây ra bởi sự căng thẳng do gia tăng hóc môn adrenaline – có thể làm cho cơ thể gặp các vấn đề tiêu hóa.
- Quá lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị căng thẳng
- Khuyến khích con nói chuyện với bố mẹ về bất kỳ vấn đề nào mà bé có thể gặp phải. Động viên trẻ nói chuyện với cha mẹ về cảm xúc và các vấn đề rắc rối của chúng.
- Lắng nghe, thấu hiểu trẻ. Cha mẹ nên cẩn trọng suy nghĩ và cân nhắc trước khi đưa ra nhận xét hoặc thể hiện ý kiến của mình.
- Thực hiện hoạt động trẻ ưa thích trong khi nói chuyện như đi dạo, làm bánh hoặc chơi bóng rổ hoặc cùng đạp xe.
- Hãy thử một số cách giảm căng thẳng nhanh cho trẻ: Giúp trẻ tập một số bài tập thở sâu. Giúp trẻ tập các tư thế yoga đơn giản vào buổi sáng trước giờ học hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Phòng tránh cho trẻ nhỏ bị căng thẳng
- Luôn tạo cho trẻ một niềm vui. Hãy tạo cho trẻ cơ hội nghỉ ngơi như đi tham quan, du lịch…
- Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội như đi cắm trại, chơi thể thao. Một số bài tập nhẹ nhàng, tập thở bụng hoặc xoa bóp có thể giúp trẻ được thư giãn tốt.
- Đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho trẻ, đặc biệt là bữa sáng. Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, hoa quả tươi.
- Tập thói quen ngủ đủ, ngủ đúng giờ cho trẻ
- Cha mẹ không nên yêu cầu quá khả năng của trẻ vì mỗi trẻ luôn có giới hạn nhất định.
- Nếu trẻ có bệnh, hãy đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị căng thẳng phải làm sao? Trẻ nhỏ căng thẳng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo