Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị chậm nói có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ nhỏ bị chậm nói có sao không?

Trẻ nhỏ bị chậm nói có sao không?

Trẻ nhỏ bị chậm nói có sao không?

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. Chậm nói thường chỉ mang tính tạm thời và có thể cải thiện nhờ sự trợ giúp của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của bệnh kém tiếp thu. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia. Vậy trẻ nhỏ bị chậm nói có sao không?

Việc cho trẻ nhỏ tiếp xúc, sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm có thể là tác nhân gây ra tình trạng chậm nói về sau.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị chậm nói

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân:

1. Nguyên nhân bệnh lý

Có thể, do trẻ gặp vấn đề ở:

2. Nguyên nhân tâm lý

Do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ chậm nói do tâm lý đang ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.

3. Tự kỷ

Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị chậm nói

Mỗi trẻ có cột mốc phát triển khác nhau. Tuy nhiên, gia đình có thể tham khảo các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ như là:

Biến chứng nguy hiểm 

Nếu trẻ bị chậm nói đơn thuần thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chậm nói do bệnh lý hay tâm lý đều tạo ra hậu quả và biến chứng về sau. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị, khả năng giao tiếp của bé sẽ bị hạn chế, kèm theo các biến chứng về mặt tâm lí. Do đó, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Cách điều trị cho trẻ bị chậm nói

Những phương pháp phổ biến điều trị cho trẻ nhỏ bị chậm nói như là:

Ngôn ngữ trị liệu

Tùy thuộc và tình trạng của trẻ sẽ có các bài trị liệu ngôn ngữ khác nhau. Quá trình trị liệu diễn ra từ một đến hai tuần một lần, đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Hoạt động trị liệu

Hoạt động là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích:

Phương pháp chơi trị liệu

Phương pháp chơi trị liệu giúp trẻ phát triển nhận thức, tăng khả năng giao tiếp, trò chuyện và hình thành các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, việc chơi giúp trẻ phát triển theo đúng quy luật. Nếu trẻ thiếu hoạt động chơi có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý…

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị chậm nói

Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị chậm nói

Một số điều bố mẹ cần lưu ý cho trẻ phát triển khả năng nói:

Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển khả năng nói

Chăm sóc cho trẻ đầy đủ về dinh dưỡng

Những năm đầu đời là giai đoạn để trẻ phát triển não bộ. Trong giai đoạn này, cơ thể của bé đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ, lành mạnh để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Những loại thực phẩm tốt cho não bộ như là rau xanh, sữa chua, trứng, cá, các loại quả mọng, các loại hạt, bột yến mạch, v.v… 

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chậm nói phải làm sao? Trẻ nhỏ bị chậm nói có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version