Trẻ nhỏ bị lười vận động có sao không?
Việc trẻ nhỏ bị lười vận động dẫn đến hệ xương và cơ không phát triển toàn diện dẫn đến thiếu chiều cao. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì, các vấn đề về tim mạch và dẫn đến tiểu đường.
Mỗi trẻ em được khuyến cáo nên vận động thể dục hoặc đi bộ 20 phút một ngày để giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và cơ tim.
Nguyên nhân trẻ lười vận động
- Các bậc cha mẹ không tập luyện các môn thể dục thể thao khiến trẻ không hào hứng vận động
- Trẻ dành phần lớn thời gian cho các thiết bị điện tử như Ipad, máy tính hay các chương trình tivi
- Phụ huynh không đầu tư thời gian cho con cái hoạt động thể chất
- Những tiết học thể dục ở trường không được chú trọng như những môn học quan trọng khác
- Giáo viên dạy thể dục không được đào tạo chuyên môn, không đủ kiến thức và kỹ năng trong việc hướng dẫn học sinh hoạt động thể thao.
- Chương trình giảng dạy chủ yếu nằm ở lý thuyết và thiếu thực hành
Những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe khi trẻ nhỏ bị lười vận động
Trong quá trình vận động, tim sẽ hoạt động tích cực hơn, máu mang nhiều oxy, dưỡng chất cần thiết đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể và não bộ. Ngoài ra, tập thể dục có một số tác dụng như giảm mức hormone, chẳng hạn như insulin, estrogen (hormone có thể kích thích ung thư phát triển). Do đó, việc lười vận động gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe như là:
- Bệnh tim mạch
- Tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương
- Tăng nguy cơ trầm cảm
- Béo phì
- Đái tháo đường
- Tăng khả năng mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, đại tràng
Phương pháp khắc phục tình trạng lười vận động ở trẻ nhỏ
- Cha mẹ nên cùng trẻ vận động để tập cho trẻ thói quen tập thể dục. Ví dụ như dành 30p mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ cùng trẻ.
- Cần quản lý thời gian xem điện thoại, máy tính, hay tivi của trẻ
- Ưu tiên cho các hoạt động ngoài trời (chơi trong giờ giải lao với bạn bè ở trường, đi lại tới trường bằng cách đi bộ nếu có thể) và các hoạt động như tập thể dục, bơi lội, chạy bộ, kéo co,v.v..
Cách phòng tránh trẻ nhỏ bị lười vận động
- Điều quan trọng là phải có hoạt động thể chất ngay từ lúc còn nhỏ, vì vậy cha mẹ cần làm gương mẫu, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ được hoạt động thể chất.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI, số giờ trẻ sử dụng thiết bị điện tử và kiểm tra sức khỏe định kì
- Khuyến khích trẻ có những hoạt động thể chất 1-2 lần /tuần hoặc những ngày cuối tuần đi dạo bộ cùng gia đình hay chơi trò chơi tập thể.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ít nói phải làm sao? Trẻ nhỏ bị ít nói có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp