Trẻ nhỏ bị rết cắn có sao không?
Rết là một loại côn trùng có chứa nọc độc trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu trẻ nhỏ bị rết cắn trường hợp nhẹ thì nọc độc chỉ gây dị ứng trên da. Tuy nhiên trong trường hợp nặng có thể sẽ bị đau dữ dội, sưng đỏ, phù nổi hạch. Ngay sau khi bị cắn, các triệu chứng thường kéo dài 1-5 ngày.
Phần lớn rết cắn đều không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu ngoài triệu chứng sưng, đau tại chỗ còn có thêm các triệu chứng khác thì nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị rết cắn
Rết cắn sẽ xuất hiện 2 vết răng kèm với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như là:
- Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước,
- Có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.
- Gây yếu cơ tại chỗ
- Ngứa, dị cảm, phù, nổi hạch và có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.
- Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
- Thở nhanh, ho, đau họng
- Viêm hệ bạch huyết, hạch to
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị rết cắn
Khi trong nhà không giữ khô thoáng, có nhiều các đồ vật như thảm, vải, chổi, đồ gỗ cũ có thể là vị trí lý tưởng cho rết làm tổ. Ngoài ra, khi trẻ vui đùa bên ngoài nếu không cẩn thận trong các bụi cây bụi cỏ, rừng rậm cũng có thể sẽ bị rết cắn.
Những biến chứng trẻ bị rết cắn có thể gặp
Nếu bị một con rết lớn cắn có thể gây co giật và hôn mê. Bị rết cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách. Các biến chứng khác có thể xảy ra như sốc phản vệ, hủy cơ, suy thận, nhồi máu cơ tim.
Cách điều trị rết cắn cho trẻ nhỏ
Phụ huynh không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian, đưa trẻ đến bác sĩ để có điều trị phù hợp. Đồng thời phụ huynh có thể áp dụng cách trị rết cắn như là:
- Khi trẻ bị rết cắn, nên dùng vải hoặc dây bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn vết thương, để làm ngừng lưu thông máu hạn chế chất độc truyền về tim.
- Nếu rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có độc tố, bố mẹ có thể chỉ cần dùng một ít dầu gió bôi vào vết thương.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và ngâm nước ấm để kiểm soát trong phần lớn các trường hợp bị rết cắn.
- Sau khi bị rết cắn nên rửa bằng nước sạch với xà phòng hoặc nước sát trùng
- Tiêm phòng uốn ván cho trẻ
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị rết cắn
Để phòng tránh bị rết cắn, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp để không cho rết nhà làm tổ
- Các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm trải sàn nhà nên thường xuyên đem ra ngoài phơi
- Nơi để quần áo, chăn màn ít khi sử dụng thì nên đặt một số loại thuốc xua đuổi côn trùng như băng phiến.
- Khi đi đến những nơi ẩm thấp, có nhiều đồ đạc cũ, mục nát thì nên cho trẻ sử dụng đồ bảo hộ như ủng, giày.
- Thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà thường xuyên, lấp kín các khe nhỏ là nơi mà rết thường trú ẩn và làm tổ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị rết cắn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị rết cắn có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp