Trẻ nhỏ bị trật khớp cổ tay có sao không?
Trật khớp cổ tay ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến, đặc biệt là chấn thương khi khớp cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Theo các bác sĩ, cổ tay tuy rất linh hoạt nhưng lại dễ bị tổn thương và có nhiều cấp độ tổn thương khác nhau. Ngoài ra, việc sơ cứu thông thường ở nhà có thể không chữa được triệt để chấn thương. Việc này có thể tạo ra cơn đau kéo dài hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính về sau. Do đó, cần được chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn.
Nếu thấy trẻ đau nhức cổ tay nhiều ngày, cổ tay khó cử động,… Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị trật khớp cổ tay
Theo thống kê, nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp cổ tay ở trẻ nhỏ khá đa dạng. Cụ thể là:
- Dùng tay chống khi ngã mạnh xuống đất
- Vận động cổ tay sai cách (vặn, uốn, xoay cổ tay)
- Chấn thương khi chơi thể thao
- Có tiền sử mắc các chấn thương ở cổ tay hoặc các bệnh viêm khớp
- Khiêng vật nặng bằng tay
Dấu hiệu trật khớp cổ tay ở trẻ nhỏ
Thông thường khi bị trật khớp cổ tay, trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức liên tục ở cổ tay nhiều ngày
- Sưng, phù nề ở vị trí bị trật khớp
- Khó cử động cổ tay
- Không thể khiêng các vật nặng hoặc hoạt động mạnh
- Không thể cử động nếu chấn thương nặng.
Biến chứng nguy hiểm
Việc điều trị trật khớp cổ tay không triệt để hoặc không điều trị kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Cụ thể là
- Cơn đau kéo dài nhiều ngày
- Khó cầm nắm các vật nặng hoặc thậm chí không thể cử động cổ tay
- Suy giảm chức năng vùng cổ tay
- Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp mãn tính
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị trật khớp cổ tay
Dưới đây là những gợi ý khi chăm sóc trẻ bị trật khớp cổ tay:
- Không tự ý nắn khớp khi ở nhà
- Chườm đá lạnh cho trẻ ngay khi phát hiện để làm dịu cơn đau cho bé
- Dùng gạc, vải để cố định tay nhằm hạn chế xê dịch
- Đưa trẻ đến bệnh viên để khám và điều trị
- Tuân thủ yêu cầu của bác sĩ
- Dừng toàn bộ hoạt động thể thao, cử động thông thường trong thời gian điều trị nhằm giúp chấn thương mau lành
- Không để trẻ chạy nhảy nhiều
- Không cho trẻ đến gần khu vực ẩm ướt để tránh nguy cơ té ngã
- Giúp trẻ giữ vệ sinh cá nhân
- Cung cấp chế độ ăn giàu vitamin và canxi giúp hỗ trợ quá trình hồi phục
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Phòng ngừa trật khớp cổ tay cho trẻ nhỏ
Sau đây là những lưu ý giúp cha mẹ phòng ngừa nguy cơ trật khớp cổ tay ở trẻ nhỏ:
- Giữ không gian sống và sinh hoạt khô ráo, sạch sẽ
- Cho trẻ đeo đồ bảo hộ khi tham gia giao thông, chơi thể thao nhằm cố định các khớp khi vận động.
- Không để trẻ đi vào nơi ẩm ướt, trơn trượt.
- Không cho trẻ chơi các môn thể thao nguy hiểm, dễ té ngã mạnh.
- Dạy trẻ hạn chế chạy nhảy quá sức hoặc ở nơi đông người nhằm hạn chế té ngã, va chạm.
- Cung cấp chế độ ăn đủ chất theo nhu cầu phát triển của lứa tuổi
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để hấp thụ vitamin D, giúp quá trình tổng hợp canxi hiệu quả hơn.
- Thường xuyên cho trẻ hoạt động thể thao
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị trật khớp cổ tay phải làm sao? Trẻ nhỏ bị trật khớp cổ tay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo