Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không

Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không

Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không?

Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm một phần bởi những người khác xung quanh bé không luôn luôn rửa tay. Thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần . Vậy trẻ sơ sinh bị cảm có sao không?

Trẻ sơ sinh bị ho là tình trạng khá phổ biến. Trẻ còn rất nhỏ nên sức đề kháng kém, rất dễ mắc bệnh. Do đó, bạn cần tự trang bị kiến thức để không quá lo lắng mỗi khi con bị bệnh, không tự ý cho con uống thuốc sẽ tránh được các ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm

Cảm là do virus và vì thế nó rất dễ lây lan qua tiếp xúc hoặc hít thở.

Trẻ nhỏ có thể bị bệnh cảm khi đã ở gần người có triệu chứng ho hoặc chảy nước mũi. Những người bị cảm có thể lây lan sang con của bạn trong khoảng từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và kéo dài đến 5 – 7 ngày sau đó.

Nếu nguồn virus cảm trên người trẻ em khác, thời gian bệnh có thể lây lan là dài hơn. Vì rất dễ lây lan khi tiếp xúc gần, vậy nên con của bạn có thể lây bệnh từ trường học, khu vui chơi và cả người thân trong gia đình.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm

Bé bị sổ mũi, ngứa họng, nghẹt mũi và hắt hơi.

Sưng họng, ho, sốt nhẹ và bắt đầu lười bú.

Nước mũi từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh lá cây.

Những biến chứng có thể trẻ sơ sinh bị cảm có thể gặp

1. Viêm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa):

Khoảng 5 – 15 % trường hợp cảm cúm ở trẻ em phát triển thành nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.

2. Thở khò khè:

Cảm cúm có thể gây thở khò khè, ngay cả khi trẻ em không có bệnh suyễn.

3. Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp:

Bao gồm viêm họng do Streptococcus, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Các trường hợp nhiễm khuẩn này cần được bác sĩ đánh giá và đưa hướng điều trị phù hợp.

Cách phòng tránh cho trẻ sơ sinh bị cảm

Trẻ sơ sinh bị cảm thường lây lan qua các giọt nhỏ từ người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Cách phòng ngừa tốt nhất là cho bé uống nhiều nước và rửa tay bằng xà phòng, đồng thời nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức giúp bé không bị nhiễm bệnh:

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị cảm

1. Bổ Sung Nước Và Điện Giải

Nước không chỉ giúp con bù lại lượng nước lớn đã mất do sốt và nôn. Nước còn giúp đờm loãngđể con dễ tống ra ngoài.

Trẻ dưới 6 tháng mẹ tăng cường cho con bú nhiều cữ. Trẻ trên 6 tháng mẹ cho uống thêm nước, nước trái cây, dung dịch oresol, hydrite,…

Dạ dày con nhỏ, đôi môi lại bé xinh không thể uống nước ừng ực như chúng ta được. Mẹ chịu khó cho con uống nhiều ngụm nhỏ và uống liên tục là được.

2. Giữ Ấm Cơ Thể

3. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị cảm

Mẹ lưu ý không cho bé bị cảm lạnh nôn trớ ăn trong vòng 30-60 phút sau khi nôn. Dạ dày còn đang kích thích, con ăn lúc này sẽ tiếp tục nôn.

Trẻ sơ sinh bị cảm cần gặp bác sĩ ngay nếu

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không và những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị cảm.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version