Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị động kinh có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị động kinh có sao không?

Trẻ sơ sinh bị động kinh là tình trạng bé bị co giật, mất ý thức. Bệnh hiếm khi xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Các dấu hiệu khi bé bị co giật cũng không rõ ràng như ở những độ tuổi khác. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ. Nhiều phụ huynh cũng chủ quan, cho rằng bệnh này vốn chỉ xuất hiện ở trẻ lớn hoặc người cao tuổi. Vì vậy, có nhiều trường hợp, khi biểu hiện của trẻ sơ sinh đã quá rõ, bệnh đã trở rất nặng và tỷ lệ cứu sống gần hư không còn.

Việc nhận biết những dấu hiệu sớm của trẻ sơ sinh bị động kinh sẽ giúp việc điều trị cho bé diễn ra thuận lợi hơn, ít nguy xảy ra biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh nhận biết những nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị động kinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tuyệt đối không được xem thường. Ngay khi bố mẹ nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên hoặc nghi ngờ trẻ bị động kinh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh bị động kinh có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị động kinh

Do di truyền

Động kinh di truyền theo chiều hướng khác nhau, di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy động kinh sơ sinh có tính chất gia đình lành tính có thay đổi ở nhiễm sắc thể số 20.

Do các yếu tố xảy ra trong khi sinh

Trẻ sơ sinh bị động kinh do các yếu tố xảy ra sau khi sinh

Nhiều trường hợp động kinh hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị động kinh

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị động kinh

Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh thường đột ngột, nhất thời và đa dạng về triệu chứng. Phần lớn các triệu chứng được xếp thành 2 dạng: động kinh toàn bộ và động kinh cục bộ.

Trẻ sơ sinh bị động kinh có biểu hiện động kinh toàn bộ

Cơn vắng ý thức

Là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức xảy ra trong giai đoạn ngắn (bất động, mắt mơ màng). Có thể vắng ý thức kèm:

Cơn giật cơ

Là các động tác giật cơ ngắn, như tia chớp, hai bên đối xứng khiến trẻ ngã mà không kèm theo rối loạn ý thức.

Cơn co giật

Trẻ bất thình lình co giật hai bên người cân xứng với tốc độ chậm dần. Hay gặp khi sốt cao.

Cơn co cứng – co giật (cơ lớn)

Trẻ sơ sinh bị động kinh ban đầu bị mất ý thức, co cứng cơ sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, đỏ mặt), có thể cắn phải lưỡi. Sau đó xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột, có thể ngừng hô hấp. Giai đoạn sau cơn kéo dài vài phút đến vài giờ. Trẻ bất động, cơ lực giảm, ý thức u ám, giãn cơ hoàn toàn, có thể có đái dầm, thở hổn hển, có thể tăng tiết đờm dãi, ý thức cải thiện dần dần.

Trẻ sơ sinh bị động kinh có biểu hiện động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ đơn giản vận động

Co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình. Hoặc trẻ bị mất phát âm, không nói được.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác

Rối loạn cảm giác thân thể đối bên (kiến bò, kim châm, đau như điện giật).

Cơn động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật

Trẻ sơ sinh bị động kinh có thể tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn. Hoặc trẻ cảm thấy đánh trống ngực, nóng, xanh, tái, xung huyết, đái dầm, khó thở.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần

Trẻ mất khả năng nói, nói ngọng. Trẻ có thể cảm giác đã thấy, đã sống, chưa bao giờ thấy, không bao giờ sống, cảm giác quen thuộc hoặc xa lạ, mộng mị. Hoặc trẻ thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu, cảm giác khủng khiếp, hiếm hơn là cảm giác dễ chịu, khát hoặc đói.

Cơn động kinh cục bộ phức tạp

Trẻ bị mất ý thức ngay từ đầu kèm các động tác tự động miệng (nhai, nuốt, liếm láp, ngoạm). Trẻ có thể có động tác bàn tay, cọ xát, gãi, cầm một vật, lục túi, sắp xếp đồ vật. Hoặc có thể phát ra từ tượng thanh, tiếng kêu, nói một từ hoặc một đoạn câu.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị động kinh

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị động kinh

Động kinh là bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị trong thời gian giài. Nhiều phụ huynh mới cho cho trẻ điều trị được không lâu, thấy các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm đã ngưng lại. Điều này khiến bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Một số trường hợp tự ý chữa cho trẻ bằng thuốc nam hoặc các phương pháp truyền miệng. Việc làm này có thể vô tình tiếp tay, tạo điều kiện cho bệnh trở nặng hơn.

Trẻ sơ sinh bị động kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phương pháp khoa học. Khi đến bệnh viện, bố mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn uống thuốc chống động kinh, thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc phẫu thuật đối với trường hợp nặng. Phụ huynh nhất định phải tuần theo phác độ điều trị của bác sĩ nếu muốn trẻ mau khỏi bệnh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị động kinh

Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho các phụ huynh những kiến thức cần thiết về tình trạnh trẻ sơ sinh bị động kinh. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu trẻ được điều trị kịp thời. Chúc gia đình luông khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version