Trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền có sao không?
Bệnh lác đồng tiền còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là hắc lào – một dạng nhiễm trùng da do vi nấm gây ra. Vậy trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng lác đồng tiền trở nên nghiêm trọng, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
- Bệnh nhẹ thường nổi tầm 1-10 đốm, mỗi đốm to cỡ 1-3 đốt ngón tay người lớn.
- Đốm thường hình tròn hay bầu, nhìn giống hình đồng tiền.
- Ngứa rát, càng gãi càng đổ mồ hôi trẻ lại càng ngứa dữ dội.
- Chỗ bị lác thường có viền đỏ, đôi khi có mụn nước li ti xung quanh.
- Thường lây lan theo mảng lớn hoặc nổi nhiều đốm ở vị trí cách xa nhau.
- Mặt thường lây sang cổ, cổ thường lây sang nách cũng như lưng.
- Còn 1 bên háng, bẹn thì thường lây sang 2 bên, rồi lây sang mông.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
- Vệ sinh da kém, không thường xuyên tắm rửa hoặc sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
- Mặc quần áo quá chật.
- Thường gãi ngứa hoặc ma sát mạnh vào da.
- Cơ thể tiết nhiều mồ hôi do vận động nhiều hoặc thời tiết nóng bức.
- Sống ở môi trường nhiệt đới nóng ẩm.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Tiếp xúc nhiều với động vật nhiễm vi nấm.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị lác đồng tiền
Bệnh lác đồng tiền ở trẻ em thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh dễ tái phát, hình thành sẹo, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của trẻ.
Những trường hợp trẻ bị lác đồng tiền
- Cách trị lác đồng tiền cho trẻ sơ sinh
- Cách trị lác đồng tiền tại nhà
- Viêm da đồng tiền ở trẻ sơ sinh
- Hình ảnh lác đồng tiền
- Bị lác đồng tiền có lây không
- Da mặt bị lác
- Trẻ sơ sinh bị lác phải làm sao
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
Để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám xác định mức độ tổn thương, nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh lác đồng tiền ở trẻ em. Phương pháp chẩn đoán có thể bao gồm quan sát biểu hiện lâm sàng và soi da dưới kính hiển vi. Thông thường để kiểm soát và điều trị bệnh lác đồng tiền ở trẻ nhỏ, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho trẻ sử dụng thuốc hoặc hướng dẫn trẻ áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
Tùy thuộc vào những tổn thương trên da và độ tuổi mắc bệnh, các loại thuốc dùng trong điều trị lác đồng tiền ở mỗi trẻ có thể không giống nhau. Một số loại thuốc dùng trong điều trị tại chỗ sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định đầu tiên. Bao gồm:
- Lotrimin
- Miconozale
- Clotrimazole
- Lamisil
- Tolnaftate.
Các loại thuốc bôi được liệt kê trên đây đều là thuốc không kê đơn. Tuy nhiên làn da và yếu tố cơ địa của trẻ khá nhạy cảm nên không được tùy tiện sử dụng thuốc. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
Lác đồng tiền là bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ cần:
- Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, vệ sinh da thường xuyên.
- Dùng khăn bông mềm lau khô da.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Không sử dụng các sản phẩm làm sạch da có tính tẩy rửa mạnh, chứa nhiều chất hóa học.
- Không cho tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
- Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Dưỡng da cho trẻ bằng các sản phẩm dịu nhẹ.
- Cắt gọn móng tay và vệ sinh tay.
- Thường xuyên giặt và phơi nắng chăn, ga, gối, nệm…
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lác đồng tiền phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lác đồng tiền có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp