Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không?

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không?

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không?

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn; cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè. Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Vậy trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không?

Bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà còn làm cho trẻ khò khè nặng hơn.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thở khò khè

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh:

Bệnh hen suyễn

Trẻ mắc bệnh hen suyễn sẽ diễn ra tình trạng phế quản bị co thắt, các chất dịch nhầy đồng thời cũng tiết ra nhiều. Chính điều này có thể khiến hệ hô hấp của bé bị tắc nghẽn, dẫn đến việc thở khó khăn hơn.

Bệnh viêm phế quản

Trong trường hợp đường thở dưới của bé bị viêm nhiễm, khi đó bé đã mắc phải bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản cũng có thể bắt nguồn từ sự xâm nhập của virus vi khuẩn, sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.

Bệnh viêm amidan

Một bệnh về đường hô hấp cũng thường xuyên gặp phải trẻ nhỏ là bệnh về amidan. Amidan vốn được biết đến là bộ phận để bảo vệ họng, kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi amidan bị viêm nhiễm và sưng lên, bị hô hấp của bé sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Cảm cúm do nhiễm virus

Có thể bé thở khò khè là do bị cảm cúm thông thường. Các bé rất nhạy cảm với thời tiết, cảm cúm cũng là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé bị cảm cúm sẽ dẫn tới nhiều hiện tượng như sổ mũi, khó thở, chán ăn. 

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như khó nuốt mãn tính có thể dẫn đến trẻ hít phải thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi; trào ngược dạ dày thực quản, dị vật trong phổi hoặc suy tim. Dù nguyên nhân ban đầu của thở khò khè là gì; thì các triệu chứng thường trở nên nặng hơn nếu trẻ có bị dị ứng hoặc hít phải các chất kích thích khác như khói thuốc lá.

Những trường hợp trẻ bị thở khò khè bố mẹ thường quan tâm

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Biểu hiện nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị khò khè

Biến chứng nguy hiểm

Ở trẻ sơ sinh, hệ hô hấp của bé rất non nớt, chưa thể phát triển đầy đủ và có sức đề kháng tốt như những người trưởng thành. Chính vì thế hiện tượng thở khò khè như có đờm trong họng là một hiện tượng không hề hiếm gặp. Tuy nhiên các mẹ không nên quá chủ quan. Vấn đề thở khò khè, khó thở có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe chung của bé, thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Những phương pháp chăm sóc khi trẻ bị thở khò khè như là:

Làm sạch mũi

Điều đầu tiên các mẹ bỉm sữa cần làm làm vệ sinh sạch sẽ là bộ phận mũi cho bé. Hiện tượng thở khò khè, khó thở có thể bắt nguồn từ việc mũi của bé bị nghẹt. Các mẹ có thể sử dụng nước muối natri nồng độ 0,9%, mỗi ngày nhỏ vài lần để làm thông thoáng mũi cho trẻ.

Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên

Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ luôn là dưỡng chất tốt nhất. Để tăng sức đề kháng cho các bé, người mẹ cần tăng cường cho bé bú. Đồng thời, các mẹ bỉm sữa cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bản thân thì sữa mới có nhiều chất.

Giữ ấm giúp tránh cho trẻ bị thở khò khè

Thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh có thể khiến cơ thể yếu ớt của trẻ sơ sinh những bệnh bất cứ lúc nào. Hãy đảm bảo các bé luôn được giữ ấm, nhất là phần cổ họng.

Khám bác sĩ khi cần thiết

Trong trường hợp tình trạng thở khò khè diễn ra trong thời gian dài, trẻ cần được khám xét. Các mẹ cần nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc cho trẻ.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị thở khò khè

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thở khò khè phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thở khò khè có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version