Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? - Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? - Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng khá phổ biến. Đây là tình trạng một phần hoặc toàn bộ da và tròng trắng của mắt bị xỉn vàng. Thông thường, hiện tượng vàng da xuất hiện khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Trong khoảng thời gian này, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng sẽ tự hết, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ không tự khỏi và nếu không được điều trị sớm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da là biểu hiện tiềm tàng của một căn bệnh tiềm ẩn. Khi này, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện trong vòng 24h sau khi sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Theo y học, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia là hai loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Vàng da sinh lý là gì?

Nguyên nhân do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được giải phóng khi các tế bào hồng cầu bị vỡ ra. Trẻ sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, nên việc các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và thay mới là bình thường. 

Gan là bộ phận có nhiệm vụ tích trữ và chuyển hóa Bilirubin trong thể. Do trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện các chức năng nội tạng nên gan của trẻ bị quá tải với lượng Bilirubin được sinh ra. Chất này sẽ phân tán bên dưới da và gây vàng da. Hiện tượng này gần giống như khi người lớn ăn quá nhiều cà rốt trong thời gian ngắn. 

Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan lúc này đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin. Bệnh vàng da sẽ tự khỏi, không gây nguy hiểm và không để lại di chứng.

Vàng da bệnh lý là gì?

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da là biểu hiện tiềm tàng của một căn bệnh tiềm ẩn. Khi này, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện trong vòng 24h sau khi sinh.

Vàng da bệnh lý xảy ra khi lượng Bilirubin tăng cao quá mức. Nồng độ Bilirubin/máu bình thường không quá 12mg% ở trẻ sơ sinh đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng.

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị vàng da bao gồm:

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Đối với vàng da sinh lý

Đối với vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng. Nhiều phụ huynh thường chủ quan cho rằng chỉ là vàng da bình thường, sẽ tự khỏi mà không chú ý đến thời gian và biểu hiện vàng da của trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh sẽ gặp phải một số biến chứng như:

Bại não cấp tính

Theo y học, Bilirubin rất độc hại với tế bào não. Trẻ bị vàng da nếu có những biểu hiện như ngủ li bì, không tập trung, khóc nhiều, bỏ bú, sốt thì có thể trẻ có nguy cơ bị bại não cấp tính. 

Vàng da nhân

Nồng độ Bilirubin vượt quá giới hạn cho phép, khiến gan không kịp đào thải có nguy cơ thấm vào não trẻ gây vàng da nhân. Biến chứng này khiến não bị tổn thương vĩnh viễn và không thể hồi phục.  

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những biểu hiện sau:

Các biện pháp chữa trị cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Phương pháp chiếu đèn

Là phương pháp phổ biến nhất để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Chùm sáng đặc biệt sẽ được chiếu lên khắp cơ thể trẻ. Ánh sáng khiến Bilirubin chuyển hóa thành một hợp chất dễ hòa tan trong nước và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Phương pháp này rất an toàn, dễ thực hiện và ít tốn kém nhất.

Phương pháp thay máu 

Nếu chiếu đèn không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ chuyển qua phương pháp này. Thay máu giúp nhanh chóng giảm thiểu Bilirubin trong máu. Từ đó ngăn hợp chất này tràn lên não quá nhiều. Đây là phương pháp bất đắc dĩ trong trường bệnh trở nặng hoặc phương pháp chiếu đèn không hiệu quả. 

Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch

đây là phương pháp được sử dụng khi nguyên nhân gây vàng da sơ sinh là do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Immunoglobulin là một chế phẩm sinh tổng hợp dùng để giảm tình trạng vàng da của trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da nhìn chung không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Phụ huynh cần lưu tâm đến làn da của trẻ trong tuần tiên sau sinh để có những biện pháp kịp thời. Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cần thiết cho quý vị huynh để đảm bảo các bẻ thật khỏe mạnh. Hãy ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version