Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không?

Vẹo cổ là tình trạng mà cổ bị “xoắn” bất thường do cơ nối xương ức và xương đòn với hộp sọ bị kéo căng (cơ SCM ở vùng cổ). Khi một cơ co, nó sẽ kéo cổ về hướng bên đó trong khi cơ còn lại thì giãn ra. Vậy trẻ sơ sinh bị tật vẹo cổ có sao không?

Bố mẹ được khuyên nên nhờ những chuyên gia vật lý trị liệu nhi khoa tập các bài tập cổ cho trẻ bị vẹo cổ. Cùng với việc luyện tập cần đưa trẻ đi khám thường xuyên để đánh giá tiến độ điều trị.

Nguyên nhân khiến trẻ bị vẹo cổ

Có hai loại: vẹo cổ do bẩm sinh hoặc vẹo cổ do bệnh.

1. Vẹo cổ do bẩm sinh

Vẹo cổ bẩm sinh là tình trạng mà khi sinh ra cổ bé đã bị vẹo và cứ tiếp tục phát triển như vậy trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

2. Vẹo cổ do bệnh

Vẹo cổ có thể là do tác dụng phụ của một vấn đề sức khỏe nào đó.bMột số vấn đề sức khỏe thường gây chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ do lệch mắt

Bé bị lệch mắt có thể gặp khó khăn trong việc nhìn. Vì cố gắng để nhìn thấy, bé sẽ nghiêng đầu. Việc bé nghiêng đầu quá nhiều có thể khiến cơ SCM bị căng ra, dẫn đến chứng vẹo cổ.

Hội chứng Sandifer

Những bé bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng có thể phát triển một chứng rối loạn nhi khoa hiếm gặp được gọi là hội chứng Sandifer. Nếu là tình huống này, các cơ của bé sẽ bị co bất thường cùng với những cơn trào ngược.

Vẹo cổ bộc phát

Trẻ sơ sinh thường nghiêng đầu trong thời gian dài, từ vài giờ đến vài ngày. Bé sẽ nghiêng theo bất cứ hướng nào và sau đó trở lại bình thường. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo các triệu chứng như mất phương hướng, buồn ngủ và khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều trong 12 tháng đầu và sẽ biến mất sau khi bé được 5 tuổi.

Trẻ bị vẹo cổ do hội chứng Grisel

Nhiễm trùng mũi, họng có thể gây viêm cơ cổ, dẫn đến trật khớp. Tình trạng này còn có thể xảy ra do nhiễm trùng amidan, sùi vòm họng và viêm tai giữa. Các khớp bị trật sẽ khiến đầu bé bị nghiêng, gây ra chứng vẹo cổ.

Gật đầu co cứng

Đây là tình trạng xuất hiện ba vấn đề cùng một lúc: gật đầu, rối loạn nhịp tim và rung giật nhãn cầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện vẫn chưa rõ nhưng được cho là có liên quan đến việc thiếu sắt, vitamin D và rối loạn não.

Trẻ bị vẹo cổ do nhiễm trùng và thương tích

Bé có thể bị vẹo cổ do các chấn thương trực tiếp. Ngoài ra, việc nhiễm trùng cột sống cổ và các mô xung quanh cũng có thể gây ra tình trạng này.

Triệu chứng trẻ bị vẹo cổ

Những trường hợp trẻ bị vẹo cố bố mẹ thường quan tâm

Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị vẹo cổ

Nếu tình trạng vẹo cổ kéo dài lâu thì có thể xuất hiện các biến chứng sau:

1. Đầu lép

Chứng vẹo cổ có thể gây ra chứng đầu lép vì việc nằm nghiêng một bên khi ngủ quá lâu có thể khiến đầu bé bị thon và dẹt.

2. Không đối xứng trên khuôn mặt

Tính bất đối xứng xảy ra khi một bên của khuôn mặt quá khác với phía bên kia. Khi bé có xu hướng nghiêng đầu theo một bên, cơ mặt sẽ bị sắp xếp chênh lệch.

3. Trẻ bị vẹo cổ có thể dẫn đến rối loạn xương

Những bé bị vẹo cổ sẽ có nguy cơ bị các vấn đề về xương. Do đầu bị nghiêng sang một bên, các phần khác của cơ thể có thể không được phát triển bình thường. Điều này khiến xương kết hợp không chính xác, dẫn đến các biến chứng về xương như loạn sản xương khuỷu, bàn chân khoèo.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị vẹo cổ

Bố mẹ cần lưu ý quan sát trẻ, nếu bé có các dấu hiệu vẹo cổ hãy đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp vẹo cổ là do bệnh, bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh mà bé đang gặp phải. Còn nếu vẹo cổ là do bẩm sinh, bác sĩ sẽ dựa theo mức độ mà điều trị phù hợp. Ngoài ra, có một số phương pháp có thể giúp hỗ trợ bé ngay tại nhà mà bố mẹ có thể thử như:

1. Cho bé nằm sấp lâu hơn

Các chuyên gia nhi khoa xác nhận hoạt động đơn giản này có thể giúp phát triển thể chất của bé. Nằm sấp sẽ giúp củng cố cổ và cơ, kích thích bé sử dụng cơ bắp nhiều hơn.

2. Bắt bé nhìn theo hướng khác

Khuyến khích bé quay đầu theo hướng khác hướng nghiêng đầu của trẻ. Sử dụng thức ăn hoặc đồ chơi để dụ bé. Trong thời gian cho bú, mẹ có thể đặt bình sữa hoặc cho bé bú bên hướng ngược lại.

3. Quan sát tư thế ngủ của bé

Bố mẹ nên tránh cho bé dùng các vật cố định bé ở một tư thế duy nhất vì nó có thể làm tăng nguy cơ đầu bẹt. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng gối chuyên dụng hỗ trợ cổ để giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị vẹo cổ

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị vẹo cổ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị vẹo cổ có sao không và những lưu ý phòng ngừa cho trẻ bố mẹ cần biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version