Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan có sao không?

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan là một dạng trẻ bị dạng nhiễm trùng vòm họng khá phổ biến. Đây là bệnh lý thường gặp ở người lớn. Nhưng ít người biết rằng tỷ lệ mắc amidan nghiêng nhiều hơn về trẻ nhỏ. Trẻ thường hay quấy khóc do những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Viêm amidan thường tái đi tái lại nhiều lần, dễ gây biến chứng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc và học tập của người bệnh.

Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm amidan? Triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để phòng viêm amidan cho trẻ. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị viêm amidan, phụ huynh cần cho trẻ đi khám để bác sĩ có những chẩn đoán và biện pháp xử lý kịp thời.

Trẻ nhỏ bị viêm amidan có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm amidan

Sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn

Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng amidan bị các phản ứng viêm tấn công. Có rất nhiều loại virus, vi khuẩn sẽ là tác nhân, nhưng dưới đây là những loại dễ bắt gặp nhất:

Virus cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm amidan ở trẻ sơ sinh. Đó là sự kết hợp của một bộ virus bao gồm virus cúm, rhovovirus, adenovirus, coronavirus…

Vi khuẩn streptococcus nhóm A

Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân cho khoảng 30% các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm amidan. Trong đó vi khuẩn streptococcus nhóm A là nguyên nhân chính.

Các loại vi khuẩn khác

Mycoplasma pneumoniae, chlamydia pneumoniae, staphylococcus aureus, streptococcus pneumoniae là những loại phổ biến. Ngoài ra, một số ít trường hợp, viêm amidan ở trẻ sơ sinh còn có thể do các loại vi khuẩn khác như ho gà, fusobacterium, giang mai hay vi khuẩn lậu.

Bệnh viêm amidan ở trẻ sơ sinh dù do bất cứ tác nhân virus hay vi khuẩn bào gây ra đều gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Các yếu tố liên quan

Dưới đây là những yếu tố khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh amidan cao hơn:

Những triệu thường gặp chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm amidan

Những triệu thường gặp chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm amidan

9 triệu chứng giúp bố mẹ phát hiện con trẻ bị viêm amidan

1. Cổ họng sưng đỏ

Bạn có thể quan sát thấy có vết đỏ rõ rệt ở phía sau cổ họng ngay tại vị trí của amidan khi bé mở miệng ra. Đôi khi còn có thể xuất hiện 1 lớp màu trắng hay vàng trên amidan.

2. Đau khi nuốt

Có thể phát hiện nếu trẻ sợ hãi việc ăn uống, khi cho ăn, thậm chí là bú sữa cũng sẽ khiến trẻ khóc nhiều hơn. Điều này là do amidan sưng lên gây chà xát vào thành họng khi trẻ thực hiện hành động nuốt.

3. Ho nhiều

Do có sự kích thích ở trong cổ họng, và ngược lại những cơn ho có thể sẽ làm nặng thêm cơn đau ở trẻ.

4. Trẻ sơ sinh bị viêm amidan hay chảy dãi

Đây chính là hệ quá của triệu chứng đau khi nuốt, khiến cho trẻ không muốn nuốt. Từ đó, nước bọt tiết ra và tích tụ quá nhiều trong miệng gây chảy dãi quá mức so với bình thường.

5. Đau tai

Cơn đau mà bệnh viêm amidan gây ra có thể lan tỏa ra cả phía sau tai. Tình trạng đau nhức tai sẽ dễ xuất hiện hơn khi bé ho hay nuốt. Khi bạn chạm hay ngoáy tai có thể khiến bé khóc nhiều hơn.

6. Sốt

Nhiệt độ cơ thể trẻ thường sẽ tăng lên để phản ứng lại với sự hiện diện của mầm bệnh. Điều này gây ra hiện tượng sốt.

7. Trẻ sơ sinh bị viêm amidan dễ bị sưng hạch bạch huyết

Amidan được xem là một phần của hệ bạch huyết. Chính vì thế mà nhiễm trùng cũng có thể gây ảnh hưởng và dẫn đến sưng các hạch bạch huyết ở khu vực cổ và hàm.

8. Phát ban viêm amidan

Đây là triệu chứng viêm amidan tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Xuất hiện khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn streptococcus nhóm A. Loại vi khuẩn này sẽ kích thích giải phóng độc tố trong cơ thể trẻ. Từ đó hình thành nên các vết ban đỏ ở mặt, cổ, lưng và bụng, lưỡi của trẻ đôi khi còn có các vết loét nhỏ.

9. Hôi miệng

Hoạt động của các loại vi khuẩn gây bệnh ở trong cổ họng sẽ tạo một số hợp chất phát ra mùi hôi. Chính điều này dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ.

Những biến những có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị viêm amidan

Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng rất nhạy cảm nên bất cứ vấn đề về sức khỏe nào cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định. Với bệnh viêm amidan, nếu không khắc phục sớm, bệnh sẽ diễn tiến nhanh và có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

Đặc biệt là khi tình trạng viêm nhiễm đã hình thành dịch mủ, virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào các cơ quan tai mũi họng, gây ra hàng loạt biến chứng. Dễ gặp nhất là áp xe, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm VA…

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác. Thấp tim, sốt thấp khớp, viêm cầu thận hay nhiễm trùng huyết là những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm amidan

Điều trị cho trẻ nhỏ bị viêm amidan

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bé vị viêm amidan qua những dấu hiệu kể trên, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là đưa trẻ đi khám. Đặc biệt bố mẹ không được tự ý trẻ dùng thuốc. Ngoài ra, cũng không áp dụng cách chữa trị dân gian nào. Điều trị sai cách có thể làm bệnh trở nặng hơn.

Chẩn đoán

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực các xét nghiệm giúp chẩn đoán trẻ sơ sinh bị amidan đang ở giai đoạn nào:

Bước 1- Kiểm tra trực quan cổ họng

Bác sĩ có thể sử dụng que đè lưỡi để có thể quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng ở trong cổ họng của trẻ. Hầu hết các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ ban đầu dựa vào kiểm tra này.

Bước 2 – Kiểm tra các mô xung quanh

Amidan bị nhiễm trùng cũng có thể sẽ gây viêm các hạch bạch huyết quan cổ. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng tay sờ vào các mô và sẽ cảm giác được vùng da quanh cổ và hàm có bị sưng hay không.

Bước 3 – Kiểm tra tai và mũi

Thường phát hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập qua tai và mũi, có thể gây nhiễm trùng thứ cấp ở những khu vực này.

Bước 4 – Sinh thiết bệnh phẩm

Bác sĩ sẽ dùng gạc y tế để lấy 1 ít chất lỏng từ amidan của trẻ rồi gửi đến phòng thí nghiệm để xác định cụ thể các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bước 5 – Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tổng phân tích máu. Nếu có sự hiện diện cao của tế bào lympho cùng các triệu chứng liên quan thì có thể kết luận trẻ đang bị viêm amidan.

Điều trị

Dùng thuốc

Theo đó, nếu trẻ sơ sinh bị viêm amidan ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Viêm amidan do nhiễm liên cầu thường được điều trị bằng kháng sinh như penicillin. Đôi khi, đặc biệt ở trẻ nhỏ khó nuốt, penicillin được dùng đường tiêm. Kháng sinh điển hình cần dùng ít nhất 10 ngày. Mặc dù trẻ cảm thấy khá hơn trong 1 – 2 ngày, vẫn cần phải dùng kháng sinh đầy đủ đến hết đợt.

Dừng kháng sinh sớm sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Hơn nữa, có thể bị viêm lại, có khả năng gây biến chứng nặng.

Phẫu thuật

Các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm amidan được chỉ định phẫu thuật bao gồm:

Cách đề phòng trẻ sơ sinh bị viêm amidan

Giữ không gian sống sạch sẽ. Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong mạt bụi. Chúng có thể vô hại với người lớn nhưng trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch yếu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.

Tránh đưa trẻ ra ngoài khi tiết trời nhiều gió, giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh hay thời khắc giao mùa.

Vệ sinh đồ chơi, dụng cụ và bình sữa của trẻ để ngăn ngừa nhiễm trùng từ đường miệng.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ,, nhất là vệ sinh răng miệng vào thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng. Chú ý lau rửa tay cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng khi trẻ đưa tay vào miệng.

Không để trẻ tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng cổ họng.

Lời kết

Khi trẻ sơ sinh bị viêm amidan, bạn cần sớm phát hiện, đưa trẻ thăm khám và điều trị sớm. Điều này sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, hãy chú ý đến các biện pháp dự phòng để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Hãy ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh nhé.

Xem thêm các bài viết về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version