Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có sao không?

Trẻ sơ sinh bị viêm họng là hiện tượng cổ họng bị virus xâm nhập gây sưng tấy. Có nhiều loại virus gây viêm họng như: nhóm coronavirus, adenovirus, nhóm virus cúm, phổ biến nhất là nhóm rhinovirus. Các loại virus này lây lan qua đường hô hấp. Trẻ vô tình hít phải các hạt nước bọt li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… có nguy cơ bị viêm họng.

Viêm họng là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy nhiều phụ huynh khi thấy con mình thường chủ quan. Có người thậm chí còn tự dùng thuốc chữa cho trẻ mà không để ý phần chống chỉ định. Vì cơ thể bé còn non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khó chống chọi với virus. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể trở nặng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của b1.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được chăm sóc chu đáo để bệnh mau khỏi. Liên tục quan sát các triệu chứng của bé. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng

Mùa hè với tiết trời nóng nực là nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ và trẻ mới sinh bị viêm họng do trẻ ra nhiều mồ hôi, giảm sức đề kháng của cơ thể.

Viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị dễ dẫn đến các biến chứng như viêm họng cấp, khi đó, niêm mạc họng bị sưng nề một cách nhanh chóng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc tác động của môi trường.

Bên cạnh đó, sử dụng quạt hoặc điều hòa không đúng cách cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh. Viêm họng cấp cũng có thể là do trẻ dùng nhiều thức ăn, thức uống lạnh. Niêm mạc mất nước, họng và mũi khô do ngồi nhiều trong phòng có điều hòa, máy lạnh khiến hệ hô hấp của trẻ trở nên yếu đi.

Đối với trẻ lớn, hoạt động, chạy nhảy ngoài trời nắng, đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh, trẻ mới sinh bị viêm họng

Một trong những dấu hiệu rất phổ biến nhất là trẻ khóc nhiều khi bú. Trẻ khó chịu, kèm theo cảm giác đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt.

Khi bị viêm họng, trẻ có thể bị sốt cao đột ngột (39 – 40 độ C), kèm theo các triệu chứng khác như ho, nghẹt một hoặc hai bên mũi, trẻ nhỏ bị đau họng, rát họng. Những triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, đối với trẻ nhỏ có thể bỏ ăn, bú giảm…

Trong một số trường hợp trẻ có thể bị đau nhức trong tai, kèm theo chảy nước mũi nhầy, ho khan, giọng nói khàn nhẹ, môi khô, lưỡi bẩn, khiến trẻ mệt mỏi,….

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm họng

Chăm sóc cho trẻ bị viêm họng

Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, mẹ cần dùng khăn ấm lau người đặc biệt là vùng bẹn và vùng nách để hạ sốt cho con. Đối với trẻ sơ sinh sốt trên 38,5 độ, bé trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé đau quá mà bú ít, mẹ nên giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng cữ bú. Nếu bé đang tuổi ăn dặm, thức ăn cho bé cần nghiền nhỏ, nấu loãng hơn để bé dễ nuốt hơn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thụ.

Viêm họng thường kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Để bé nhanh hồi phục, cha mẹ cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho con. Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là phần đầu, mũi họng, chân tay. Phòng nghỉ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ vừa phải.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ khỏi sau một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm họng

Đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và dẫn đến viêm họng. Bởi vậy cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo chất liệu thông thoáng dễ thấm mồ hôi.

Sau khi trẻ hoạt động, chạy nhảy đổ mồ hôi, không nên cho trẻ tắm ngay. Khi tắm cũng không nên tắm quá lâu.

Khi trẻ ngủ, không nên bật quạt trực tiếp vào vùng đầu, mặt của trẻ. Nên để quạt hướng vào tường, phía dưới chân của trẻ hoặc để chế độ quay nhẹ. Tránh để bé nằm ngủ ở gần cửa sổ để tránh gió lạnh lùa vào.

Chp trẻ vận động ngoài trời hoặc phơi nắng sớm ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng và súc miệng nước muối hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng

Tằng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, đạm, vitamin A, C, D.

Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn, thức uống lạnh như kem, nước đá.

Có thể thấy, trẻ sơ sinh bị viêm họng không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Bệnh có thể khỏi trong vòng chưa đến 1 tuần nếu bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách. Việc phòng tránh giúp bé không mắc bệnh dù dao vẫn cần ưu tiên lên hàng đầu. Chúc bạn và bé luông khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version