Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều có sao không?

Đánh rắm hay xì hơi đơn thuần nó chỉ là một cách hệ tiêu hóa lên tiếng thôi. Nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng, nôn trớ thì đó là dấu hiệu cảnh báo về một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ em rất nhạy cảm nên để biết nguyên nhân mẹ chỉ có thể quan sát thật kĩ những dấu hiệu. Vậy trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều có sao không?

Ba mẹ được khuyên nên vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi uống sữa hoặc ăn để tránh trẻ bị đầy hơi. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý những thực phẩm khi hấp thụ vào cơ thể, vì sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị xì hơi nhiều

Những nguyên nhân trẻ nhỏ hay bị xì hơi:

1. Phản ứng với chế độ ăn uống của mẹ

Bất cứ món gì mẹ ăn đều được truyền vào sữa mẹ. Tiêu thụ thực phẩm sản xuất khí như trái cây họ cam quýt, bắp cải, rau diếp, các loại đậu và sữa bò có thể khiến trẻ sơ sinh của mẹ có nhiều khí.  Ăn một lượng vừa phải và kết hợp đa dạng những món ăn khác là một gợi ý cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Sữa mẹ về nhiều quá mức trong khi bé bú

Nếu mẹ sản xuất quá nhiều sữa, nó sẽ xuống rất nhanh. Điều này dẫn đến việc em bé nuốt rất nhiều sữa và không khí cùng một lúc. Không khí sẽ được đưa ra ngoài sau bằng cách đánh rắm.

3. Bé bú sai cách, sai tư thế

Nếu một em bé không được ngậm vú đúng cách, bé sẽ hít vào rất nhiều không khí trong quá trình bú. Không khí này có thể hình thành bong bóng trong ruột dẫn đến đánh rắm nhiều. Một cách để giúp em bé trong tình huống này là chuyển đổi giữa hai bầu vú trong khi bú để bé không nuốt không khí dư thừa. Mẹ cũng có thể thử đặt bé ở tư thế thẳng đứng trong khi cho bé bú.

4. Chưa phát triển hoàn thiện hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của bé chưa trưởng thành và phát triển chậm. Khi bé bú mẹ hoặc ăn dặm, hệ thống tiêu hóa của bé không phân hủy thức ăn đúng cách. Kết quả là, khí bị mắc kẹt trong ruột và nó trở nên khô cứng. Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều và thối. Khi em bé lớn lên và hệ thống tiêu hóa của nó trưởng thành, tình trạng này sẽ sớm được khắc phục.

5. Mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể

Em bé được sinh ra với đường ruột hoàn toàn sạch sẽ, không có bất cứ loại men vi sinh nào. Do đó, trẻ sơ sinh phải mất vài tháng để tiêu hóa sữa mẹ đúng cách. Điều này thường dẫn đến sự hình thành của khí dư quá mức.

6. Quấy khóc liên tục có thể làm trẻ bị xì hơi nhiều

Quấy khóc nhiều làm cho khí dư thừa xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh và do đó, em bé đánh rắm nhiều.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, trẻ sơ sinh chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Nếu hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày và phát ra tiếng lớn hơn bình thường, mùi khó chịu thì chứng tỏ bé đang gặp rắc rối trong vấn đề tiêu hóa.

Hiện tượng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều thì mẹ cần lưu ý những vấn đề như trẻ bị đầy hơi, thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn đến bị táo bón, ọc sữa, kém ăn, kém ngủ,… Nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. 

Những trường hợp trẻ bị xì hơi nhiều cha mẹ thường quan tâm

Biến chứng nguy hiểm

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bình thường và không cần điều trị. Nhưng nếu trẻ xì hơi (đánh rắm) quá nhiều, kèm theo dấu hiệu bụng to; đau bụng và quấy khóc bất thường hoặc các triệu chứng thì có thể là dấu hiệu tiềm ẩn khác và bạn nên cho bé gặp bác sĩ. Bởi vì, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như:

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều

Những mẹo giúp trẻ hay bị xì hơi:

1. Cho bú đúng cách

Nếu mẹ không cho bé bú đúng cách và đúng tư thế, rất có thể em bé sẽ hít nhiều không khí. Bụng của trẻ sẽ bị đầy hơi hoặc cũng có thể nôn hoặc ói sữa sau khi cho ăn. Cho con bú đúng cách để giảm thiểu túi khí. Nó cũng sẽ ngăn chặn các cơn đau bụng có thể gây ra cho con.

2. Đừng ăn quá nhiều thực phẩm tạo khí

Một số thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn (không phải là cắt giảm tuyệt đối) để tránh trẻ quấy khóc và đánh rắm nhiều như:

3. Massage

Massage bụng có thể giúp thoát khí tốt. Đặt bé nằm ngửa hoặc đặt bé nằm sấp, massage bụng cho bé bằng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh để thư giãn và xua tan khí thừa. Di chuyển chân của bé theo kiểu đạp xe đạp để kích thích khí di chuyển và đẩy ra ngoài.

4. Chườm ấm cho trẻ bị xì hơi nhiều

Sử dụng một chiếc khăn ấm để giúp giảm đau bụng và khí dư. Nhúng một chiếc khăn nhỏ vào một cái chậu chứa đầy nước ấm. Đặt nó vào bụng em bé. Lặp lại nhiều lần trong ngày.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều

Những lưu ý phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều:

1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần tránh những thức ăn có thể gây xì hơi cho bé, bao gồm: caffein (cola, trà, cafe và chocolate), các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, súp lơ xanh.

2. Chọn bình sữa

Hãy chọn những chiếc bình sữa được thiết kế nhằm hạn chế lượng không khí lọt vào bình. Một số bình có lỗ chảy sữa quá rộng và bé sẽ ăn rất nhanh. Một số bình sữa lại có lỗ chảy sữa quá nhỏ khiến bé mút sữa khó hơn; đồng thời, nuốt vào nhiều không khí hơn.

3. Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé

Nếu là bú bình thì sau khi bé bú hết 100ml sữa thì vỗ một lần, nếu là bú mẹ thì có thể vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú xong một bên ngực mẹ. Có thể cho bé bú ở góc nghiêng 45º. Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé như sau:

4. Tập động tác đạp xe cho trẻ bị xì hơi nhiều

Đặt bé nằm ngửa. Cẩn thận nắm lấy mắt cá chân của con và chuyển động đôi chân của bé như cách đi xe đạp. Phương pháp này còn giúp bé tránh được táo bón.

5. Lưu ý đến công thức pha sữa

Không phải loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Một số sữa có chứa protein khó tiêu hóa và xì hơi là kết quả sau đó. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý, nếu muốn đổi sữa cho con thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị xì hơi nhiều phải làm sao? Trẻ nhỏ bị xì hơi nhiều có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version