Site icon Medplus.vn

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không?

Trong những tháng đầu đời, biểu hiện vặn mình được cho là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Tình trạng này sẽ giảm dần sau khi bé được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài, lặp lại, kèm theo các triệu chứng: quấy khóc, mồ hôi trộm, v.v… thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên do hoặc cân nhắc đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị. Vậy trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không?

Để hạn chế trẻ nhỏ hay vặn mình, ba mẹ cần lưu ý các tác động bên ngoài gây khó chịu cho trẻ như tả, quần áo,v.v… Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ sẽ giúp hạn chế nguy cơ về xương.

Nguyên nhân trẻ nhỏ hay vặn mình

Theo các bác sĩ/ chuyên gia, dấu hiệu trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể chia làm hai trường hợp dựa vào yếu tố nguyên nhân, bao gồm: 

1. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý (yếu tố môi trường là tác nhân)

2. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý

Dấu hiệu trẻ sơ sinh hay vặn mình

Thường biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ, vấn đề ăn uống hay gây ra thương tổn trên da, tóc. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh có thể liên quan như là:

Những trường hợp trẻ vặn mình cha mẹ thường quan tâm

Biến chứng nguy hiểm

Nếu trẻ vặn mình nhiều nhưng không đi kèm những triệu chứng khác, đây có thể xem là tình trạng vặn mình do sinh lý, không gây nguy hiểm cho trẻ. Ngược lại, nếu tình trạng vặn mình đi kèm với các triệu chứng khác (quấy khóc, co giật, v.v…) thì có thể là do bệnh lý, trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ để điều trị. Dù là do nguyên nhân nào, điều này cũng tác động đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, từ đó, gây ra những biến chứng xấu trong hoạt động trao đổi chất, sự phát triển về sau.

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Dưới đây là những biện pháp được gợi ý nhằm làm giảm tình trạng vặn mình thường xuyên ở trẻ sơ sinh. 

1. Làm dịu cơ thể trẻ

Nếu mẹ thấy bé đang trằn trọc khó ngủ bởi điều kiện phòng ngủ không phù hợp thì hãy chuyển bé vào một không gian ngủ thoáng đãng và yên tĩnh hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện các động tác massage toàn thân cho bé để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

2. Thay đổi thói quen chăm sóc

Mẹ nên để ý xem quần áo ngủ của bé có mềm mại, rộng rãi và thoáng mát không. Hay có khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu không. Đồng thời cũng cần thường xuyên kiểm tra xem ga, nệm có sạch sẽ không.

Nếu bé của mẹ đã ăn dặm, hãy kiểm tra lại thực đơn ăn uống của bé để xem chế độ dinh dưỡng có vấn đề gì hay không. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên khả năng trẻ vặn mình nhiều do đầy bụng, khó tiêu là khó tránh khỏi.

3. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên

Việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng mỗi ngày là điều hết sức cần thiết để trẻ hấp thu vitamin D một cách tự nhiên; giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là trước 9h sáng và sau 5h chiều. Vào mùa đông mẹ có thể cho bé tắm nắng trước 10h sáng và sau 3h chiều; đặc biệt là cần tránh những nơi có gió lùa để tránh việc bé bị cảm lạnh.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh hay vặn mình

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ hay vặn mình phải làm sao? Trẻ nhỏ hay vặn mình có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version