Site icon Medplus.vn

[TRE] – Từ loài cây giữ làng cho tới thần dược trị bách bệnh

Cây tre

Cây tre

A. Thông tin về cây Tre

Tên tiếng Việt: Tre gai, Tre nhà, Tre

Tên khoa học: Bambusa arundinacea (Retz.) Willd., thuộc Họ: Poaceae (Hòa thảo)

Công dụng: Chữa cảm sốt, khát nước, ra nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ thuyết, trẻ con kinh phong.

1. Đặc điểm của cây

Cây tre và quả

2. Phân bố, sinh thái

3. Cách trồng

4. Bộ phận dùng

5. Tính vị, công năng

B. Công dụng và Liều Dùng

Lá được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ra nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ thuyết, trẻ con kinh phong.

Búp hay đọt tre phối hợp với các vị khác chữa đái buốt, đái nhắt, và lỵ mạn tính.

Trúc nhự chữa cảm sốt, buồn phiền, bứt rứt

Măng tre giã nát, ép lấy nước uống cùng với nước gừng chữa sốt cao

Mo nang tre đốt thành than, tán nhỏ, rắc chữa mọn nhọt đã vỡ mủ, lở loét lâu ngày, sâu quảng.

C. TOP 10 bài thuốc trị bệnh từ Tre

1. Chữa cảm sốt, miệng khô khát

Lá 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 2g, cam thảo 2g.

Sắc uống trong ngày.

2. Chữa cảm sốt và cúm có sốt cao

a) Lá tre, kim ngân, mỗi vị 16g; cam thảo đất 12g; kinh giói, bạc hà, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

b) Lá tre 20g, bạc hà 40g; kinh giới, tía tô, cối xay, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

3. Chữa say nắng, cảm nắng

Nước măng tre chua 300 ml; gừng gió, muối ăn mỗi vị 20g; hành tươi, tỏi tươi, mỗi vị 10g; gừng tươi 5g, trứng gà 1 quả. Đun sôi nước măng chua; những vị khác giã nát, trộn lẫn, bỏ vào nước măng sôi, đập trứng vào, khuấy đều cho chín, uống lúc còn nóng. Sau khi uống thuốc, ủ ấm người cho ra mồ hôi.

4. Chữa viêm đại tràng mạn tính thể táo

Trúc nhự 8g; sài hồ, đương quy, nhân trần, chi tử (sao), vỏ cây khế, đảng sâm, chỉ thực, thương truật, bạch thược, táo nhân (sao đen), mỗi vị 12g; cúc hoa 8g, bạc hà 6g. sắc uống ngày một thang.

5. Chữa vết thương chảy máu

Lá non, gạo tẻ, mỗi vị 40g; thuốc lào 20g. Phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương và băng lại.

6. Chữa đái buốt, đái nhắt

Búp, rau má, mỗi vị 20g (tươi). Giã nát vói vài hạt muối, thêm nước, gạn uống. Mỗi ngày dùng một thang.

7. Chữa lỵ mạn tính

Búp 4g, chè tươi 10g, hạt cau già 2g. Sao vàng, sắc uống ngày một thang.

8. Chữa tăng huyết áp

Búp  non 10g, lá diễn tươi 100g, lá dâu tươi 50g, hoa cúc vàng 15g. Sắc uống thay nước trà, mỗi ngày một thang.

9. Chữa lỗ rò lao hạch hay tràng nhạc ở cổ

Tinh tre 10g; lá chanh, lá tầm xoọng, mỗi vị 20g. Các vị phơi khô, tán nhỏ. Rửa sạch vết loét, rắc thuốc rồi băng lại.

10. Chữa viêm phế quản cấp tính

Lá 12g, thạch cao 16g; tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, mỗi vị 12g; lá hẹ 8g. Sắc uống ngày một thang.

D. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Tre

Kiêng kị:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version