Site icon Medplus.vn

Triển vọng bệnh viêm khớp cùng chậu

Triển vọng bệnh viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không là thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân thường đặt ra với bác sĩ sau khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Nếu không được điều trị, viêm khớp cùng chậu có thể gây đau nhức mông hoặc lưng dưới, đôi khi kéo dài xuống hai chân. Theo thời gian các xương cột sống sẽ cứng lại, dẫn đến mất khả năng vận động, làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người bệnh.

Điều trị viêm khớp cùng chậu có thể bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm steroid vào khớp hay can thiệp ngoại khoa. Lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu nhé!

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

Nhìn chung, viêm khớp cùng chậu khá lành tính và sẽ được cải thiện tốt bằng các phương pháp điều trị bảo tồn. Bệnh có thể được chữa trị khỏi khi bệnh nhân đến thăm khám và điều trị sớm. Ngoài các phương pháp điều trị chính, bệnh nhân sẽ được khuyến khích tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa thoái hóa xương khớp, giảm cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi có thể mất ít nhất từ 2-4 tuần. Bệnh sẽ tái phát nếu bệnh nhân không thay đổi lối sống và tuân thủ theo các chỉ định điều trị đến từ bác sĩ chuyên khoa.

Đến đây, bạn đã biết viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không. Tuy nhiên, vẫn cần phải hiểu về những phương pháp điều trị bệnh này và hiệu quả mà từng phương pháp mang lại cho bạn. Có như vậy, bạn sẽ chủ động hơn trong việc tái khám và theo dõi sức khỏe của bản thân.

Các phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu phổ biến

Thuốc

Việc chữa trị ban đầu có thể là sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc giãn cơ nhằm làm giảm bớt các triệu chứng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể sử dụng thuốc giảm đau opioid hoặc các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u để điều trị.

Cụ thể như sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn acetaminophen (paracetamol) có thể giúp giảm đau do viêm khớp cùng chậu; nếu đau nặng hơn có thể sử dụng các thuốc giảm đau dạng phối hợp của paracetamol với caffein, codein.
  • Thuốc giảm đau kê đơn trong viêm khớp là nhóm chống viêm không steroid gồm các đại diện như ibuprofen, celecoxib, diclofenac.
  • Thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine có thể giúp giảm co thắt cơ thường liên quan đến viêm khớp cùng chậu.
  • Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) – chẳng hạn như etanercept, adalimumab và infliximab thường giúp làm giảm viêm khớp cùng chậu có liên quan đến viêm cột sống dính khớp.

Nhìn chung, viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không bằng thuốc thì câu trả lời là không. Thuốc chỉ giúp kiểm soát triệu chứng và giữ cho bệnh không tiến triển. Hơn nữa, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng tốt với thuốc.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu các phương pháp điều trị bằng thuốc thông thường không làm giảm cơn đau, bạn nên áp dụng các thủ thuật điều trị sau đây:

  • Tiêm steroid (corticosteroid). Corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp để giảm viêm và đau trong những trường hợp mà bệnh nghiêm trọng. Vì thuốc chỉ có tác dụng trong vài tháng nên mỗi bệnh nhân đều cần tiêm lặp lại. Tuy nhiên, việc tiêm nhắc lại quá nhiều có thể làm suy yếu xương và gân, vì vậy, chỉ có thể tiêm một vài lần trong năm.
  • Cắt đốt dây thần kinh. Được sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Thủ thuật này sẽ sử dụng tần số vô tuyến để làm hỏng hoặc phá hủy các mô thần kinh, ngăn chúng gửi tín hiệu gây ra cơn đau.
  • Kích thích điện. Bệnh nhân được cấy một thiết bị kích thích điện vào xương cùng. Sau đó, thiết bị sẽ phát ra các xung điện để can thiệp vào tín hiệu đau của não, giúp giảm đau do viêm khớp cùng chậu. Phương pháp điều trị này không phải lúc nào cũng thành công và các rủi ro có thể xảy ra bao gồm: yếu, tê, hỏng pin và bị dị ứng với vật liệu cấy ghép.
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp. Hiếm khi bệnh nhân được phẫu thuật để hợp nhất xương cùng và xương chậu với nhau bằng một bộ phận làm bằng titan. Phẫu thuật sẽ giúp giải quyết tình trạng viêm khớp cùng chậu triệt để.

Vật lý trị liệu

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không cũng phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả tập luyện.

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn thực hiện các bài tập vận động và kéo giãn đa dạng để duy trì sự linh hoạt của khớp; kết hợp với một số bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp, nhằm nới lỏng và ổn định các cơ xung quanh khớp xương cùng.

Vật lý trị liệu còn giúp tăng hiệu quả của các loại thuốc được kê đơn để điều trị bệnh.

Vì vậy, nên đưa tập luyện vào hoạt động hằng ngày, nhờ bác sĩ hướng dẫn tỉ mỉ để có thể tự thực hiện thêm tại nhà. Có như vậy, cơ hội chữa khỏi và ngăn ngừa bệnh tái phát của bạn sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể ngăn ngừa triệu chứng trở nặng bằng cách tránh các hoạt động dễ gây ra cơn đau như mang vác nặng, chạy hoặc leo cầu thang. Ngoài ra, chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng sẽ giúp ích để giảm đau tại nhà.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho vấn đề viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không. Với việc áp dụng các biện pháp điều trị, hầu hết những người bị viêm khớp cùng chậu kiểm soát được cơn đau và lấy lại khả năng vận động.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Sacroiliitis

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version