Site icon Medplus.vn

Trư Linh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Trư Linh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Trư Linh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Trư linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu. Trư linh được dùng chữa tiểu tiện ít, thùy thũng, trướng đầy, đái dắt, bạch đới, trẻ em tiêu chảy. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu trư linh hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Trư Linh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Trư linh; Nấm lỗ; Nấm gốc cây Sau

Tên khoa học: Polyporus umbellatus

Họ: Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae)

Đặc điểm dược liệu

Bộ phận dùng

Dùng nguyên cây nấm trư linh để làm thuốc.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào màu xuân hoặc mùa thu.

Chế biến: Đem phần đã thu hoạch được rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn rồi đem phơi 3 – 4 ngày nắng cho khô, sau đó thái thành từng miếng nhỏ, cất trữ để dùng.

Phân bố

Nấm trư linh được tìm thấy nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam chưa được tìm thấy hoặc nghiên cứu để trồng.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học có trong Trư linh có chứa các dược chất quý hiếm và một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:

  • Triterpense
  • Ergosterol
  • Protein
  • Albumin
  • Chất đường
  • Chất xơ,…

Tính vị

Trư linh có vị ngọt hoặc không vị, có tính bình.

Quy kinh

Trong Đông y, Trư linh được quy vào kinh Bàng quang và Thận.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Trong Đông y cổ truyền, Trư linh có những công dụng và chủ trị như sau:

Công dụng:

Chủ trị:

Cách dùng và liều dùng

Dùng 5 – 10 gram/ ngày, dùng Trư linh một mình hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác (tùy theo bài thuốc) đem sắc lấy nước hoặc tán thành bột mịn để dùng cùng với nước ấm.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc từ Trư linh chữa đi tiểu đau, tiểu gắt ở phụ nữ mang thai

Dùng 200 gram Trư linh đem tán thành bột mịn, dùng 12 – 16 gram mỗi ngày cùng với nước ấm, sử dụng mỗi ngày 3 lần (sáng, chiều và tối) sau khi ăn no.

Bài thuốc từ Trư linh chữa nôn mữa, miệng khát, ngực tụ đàm

Dùng Trư linh, Phục linh và Bạch truật với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 8 -10 gram cùng với nước ấm, uống mỗi ngày 3 lần sau mỗi lần ăn no.

Bài thuốc từ Trư linh chữa tiêu chảy, thổ tả

Dùng Trư linh, Bạch truật mỗi vị 20 gram; Phục linh và Trạch tả mỗi vị 40 gram; Cam thảo, Quan quế, Thạch cao, Hàn thủy thạch mỗi vị 80 gram cùng với 160 gram Hoạt thạch. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 12 gram uống cùng với nước ấm, sử dụng mỗi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc từ Trư linh chữa vị đại tràng gây sốt, miệng khát, vàng da, tiểu đỏ

Dùng Trư linh, A giao, Phục linh, Hoạt thạch cùng với Trạch tả mỗi vị 40 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần nước để dùng, nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại trước khi dùng. Sử dụng đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Trư linh chữa thủy thấp, nôn mữa, tiêu chảy, đại tiện lỏng, tiểu không thông

Dùng Trư linh, Phục linh, Trạch tả, A giao cùng với Hoạt thạch mỗi vị 4 gram. Đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc. Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc để sắc cùng với năm phần nước, cô đặc còn hai phần nước để dùng. Dùng khi thuốc còn nóng hoặc còn ấm.

Bài thuốc từ Trư linh chữa đái đục, rối loạn tiểu tiện, ỉa chảy, khí hư

Dùng Trư linh, Trạch tả và Phục linh với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng trư linh cần lưu ý:

Trư Linh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version