Site icon Medplus.vn

Tư thế em bé-7 bước thực hiện và lợi ích!

Nếu bạn đang tìm kiếm một tư thế vừa giúp thư giãn đầu óc, vừa tác động đến thể chất, vừa ngăn ngừa và hạn chế các cơn đau lưng mãn tính thì tư thế đứa trẻ hoặc em bé chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Cùng Medplus tìm hiểu ngay về những lợi ích và các bước thực hiện của tư thế này nhé!

tư thế em bé

1. 4 lợi ích tuyệt vời của tư thế đứa trẻ khiến ai cũng bất ngờ

1.1 Làm dịu tinh thần cực kỳ hiệu quả

Khi thực hiện tư thế đứa trẻ, đầu của bạn (cụ thể là điểm ngay giữa 2 lông mày) sẽ được đặt trên thảm tập. Điều này có tác dụng làm dịu não bộ tức thì.

Không những vậy, việc gập mình với đôi mắt hướng về cơ thể còn là một tín hiệu để thông báo với não rằng cơ thể đang trong trạng thái an toàn, chính vì vậy, tâm trí của bạn sẽ không cần phải lo lắng hay bận tâm.

1.2 Tốt cho hệ tiêu hóa

Tư thế em bé được thực hiện với 2 đầu gối được đặt gần nhau, bụng nằm trên đùi. Đây là cách tuyệt vời để xoa bóp các cơ quan nội tạng, giúp củng cố và cải thiện chức năng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Khi thực hiện, hãy hít thật sâu, chậm và thở ra.

1.3 Kéo dãn vùng lưng dưới

Đau lưng là tình trạng rất phổ biến mà hầu hết chúng ta đều gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, nếu bạn là dân công sở, mỗi ngày phải làm ngồi làm việc hàng giờ hoặc nếu bạn làm những công việc phải đứng, ngồi cả ngày thì nguy cơ thì gặp phải tình trạng này là rất cao.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do chúng ta có xu hướng “đổ” trọng lượng của bản thân lên lưng hoặc do thói quen đứng, ngồi không đúng. Tư thế đứa trẻ sẽ tác động, điều chỉnh vùng lưng, xương sống, đồng thời giúp thư giãn và tăng cường sự dẻo dai.

1.4 Mỡ rộng hông

Cũng giống như vùng lưng dưới, việc ngồi hoặc đứng trong thời gian dài có thể thắt chặt các cơ quan trong và xung quanh hông.

Khi thực hiện tư thế đứa trẻ, hai đầu gối của bạn sẽ mở rộng để bụng có thể thư giãn giữa hai đầu gối, điều này sẽ tạo điều kiện để kéo giãn và mở rộng vùng hông. Đồng thời, tập tư thế này thường xuyên, bạn còn tránh được các cơn đau hông, cũng như cải thiện và duy trì sức khỏe của hông trong suốt cuộc đời.

2. 7 bước thực hiện tư thế em bé

3. Lưu ý chống chỉ định với tư thế trẻ em hoặc em bé

4. Bí quyết cho người mới bắt đầu

Nếu bạn là người mới tập yoga và cảm thấy khó khăn khi để đầu chạm sàn, bạn có thể dùng gối hoặc một cái chăn mỏng gấp lại để cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu gặp khó khăn trong việc gập người ngồi trên chân thì bạn có thể đặt hai đầu gối rộng hơn chiều rộng của hai bắp đùi rồi đặt vật kê giữa hai đầu gối để có thể đặt phần thân lên.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý là tư thế này không phù hợp với người bị cao huyết áp, bị chấn thương đầu gối, mắt cá chân, những người đang bị tiêu chảy. Do đó, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập nhé.

Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: 

 

Exit mobile version