Tư thế đứng gập người là bài tập yoga nền tảng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tư thế này có thể thực hiện ở phần đầu hoặc cuối buổi tập. Khi thực hiện động tác, cố gắng tập đúng tư thế và giữ tư thế trong thời gian dài hơn để hưởng lợi từ bài tập này. Cùng với Medplus tìm hiểu sâu hơn về tư thế đứng gập người này nhé!
1. Tác dụng của tư thế đứng gập người trong Yoga
Tư thế đứng gập người có tác dụng làm giãn cơ gân kheo và bắp chân, đặc biệt hữu ích với những người thích chạy bộ hoặc chơi thể thao thường bị căng gân kheo.
Thực hiện động tác đứng gập người sẽ giúp cơ gân kheo thư giãn và phục hồi. Không những vậy, đây còn một trong những tư thế có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Bài tập này tác động lên toàn bộ cơ thể, từ lòng bàn chân, lưng, cột sống đến cổ, trán và vị trí giữa 2 lông mày. Trong quá trình thực hiện, toàn bộ các cơ và mô liên kết sẽ được kéo giãn và massage.
- Kéo giãn hông, gân kheo và bắp chân
- Tăng sức mạnh cho đùi và đầu gối
- Cải thiện sức khỏe và độ linh hoạt cho cột sống
- Giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi
- Xoa dịu tâm trí và làm dịu thần kinh
- Giảm căng thẳng ở cột sống, cổ và lưng
- Giảm các triệu chứng mãn kinh, hen suyễn, đau đầu và mất ngủ
- Cải thiện chức năng của thận, gan, lá lách
- Cải thiện tiêu hóa
- Giảm huyết áp
- Điều trị vô sinh, loãng xương và viêm xoang
2. Hướng dẫn thực hiện động tác đứng gập người
- Bước 1: Đặt các đầu ngón tay thẳng hàng với các ngón chân. Chạm lòng bàn tay xuống thảm nếu có thể. Còn không, bạn có thể kê gạch tập yoga phía dưới tay để hỗ trợ.
- Bước 2: Gập nhẹ đầu gối để chúng không bị khóa
- Bước 3: Giữ đầu gối mềm mại, linh hoạt để giúp mông hướng thẳng lên trên dễ dàng hơn
- Bước 4: Đầu thả lỏng, mắt nhìn qua 2 chân
- Bước 5: Để thoát thế, hít vào và đặt tay lên hông. Co cơ bụng và từ từ vươn người lên.
3. Lưu ý khi thực hiện động tác
- Cố gắng gập từ xương chậu thay vì gập ở lưng.
- Nếu không thể đặt tay xuống sàn, bạn cứ buông thõng 2 tay hoặc gập nhẹ đầu gối cho đến khi 2 tay chạm sàn. Đừng quá ép buộc cơ thể bởi nếu không sẽ dễ bị căng ở phần lưng dưới.
- Nếu phần sau của 2 chân bị căng thì bạn nên giữ cho lưng thẳng rồi gập 2 đầu gối và đặt tay lên 2 bắp vế để thực hiện tư thế. Khi cơ thể đủ linh hoạt thì bạn có thể thẳng đầu gối từ từ mỗi lần thực hiện.
- Tránh thực hiện tư thế nếu bạn bị chấn thương ở lưng dưới, bị tăng huyết áp hay tăng nhãn áp.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: