Đau vai gáy là tình trạng dễ gặp trong cuộc sống hiện nay hiện nay. Đặc biệt đối với người già, người làm công việc ít di chuyển hay mang vác nặng,…. Tình trạng này khiến cho người mắc phải gặp rất nhiều khó khăn, phiền phức trong sinh hoạt. Để có thể khắc phục tình trạnh này một cách an toàn, hiệu quả bạn có thể thử tư thế nhân sư của Yoga. Cùng Medplus tìm hiểu về lợi ích và cách thực hiện tư thế nhân sư nhé!
1. Lợi ích bài Yoga tư thế nhân sư
Tư thế nhân sư là động tác backbend nhẹ nhàng phù hợp với hầu hết người mới tập
- Làm săn chắc cơ bụng, mông
- Kéo và mở rộng lồng ngực, phổi, vai.
- Tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, làm dịu hệ thần kinh và là liệu pháp điều trị mệt mỏi
- Tạo áp lực lên vùng bụng, kích thích các cơ quan tiêu hóa
- Tăng sức mạnh cho cột sống, ngăn ngừa cong vẹo cột sống hoặc các bệnh về lưng do ngồi sai tư thế hoặc ngồi nhiều
- Tạo sự chuẩn bị cho cơ thể để thực hiện các động tác backbend khó hơn như tư thế bánh xe, tư thế lạc đà…
Ngoài ra, tư thế nhân sư cũng được coi là một tư thế “mở cửa trái tim” vì nó kích thích “luân xa” thứ tư. Trong yoga, người ta tin rằng việc mở luân xa này có thể giúp tăng sự tự tin và truyền cảm hứng giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, đồng thời giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
2. 6 bước thực hiện tư thế nhân sư
- Bước 1: Bắt đầu ở tư thế nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng ra phía sau và mở rộng bằng hông. Cánh tay đặt xuôi 2 bên cơ thể và cằm chạm thảm
- Bước 2: Ấn hai đầu bàn chân vào thảm và xòe rộng các ngón chân. Đừng co ngón chân lại vì điều này có thể làm hại cột sống
- Bước 3: Di chuyển cánh tay lên phía trước, đặt khuỷu tay dưới vai, 2 cẳng tay đặt trên sàn và song song với nhau. Các ngón tay hướng thẳng về phía trước.
- Bước 4: Hít vào, ấn cẳng tay xuống sàn, đồng thời nâng đầu và ngực lên.
- Bước 5: Khuỷu tay ôm vào hai bên. Hếch ngực về phía trước
- Bước 6: Giữ tối đa 10 nhịp thở. Để thoát thế, thở ra và từ từ hạ ngực và đầu xuống sàn. Thư giãn cánh tay và nghỉ ngơi.
3. Lưu ý khi thực hiện tư thế nhân sư
- Thực hiện từ từ và không ép buộc cơ thể. Nếu cảm thấy khó chịu ở lưng hoặc cổ, chỉ cần nâng ngực lên hết mức có thể.
- Không tập nếu bạn bị chấn thương ở lưng, cánh tay hoặc vai
- Phụ nữ mang thai cũng không được khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, bà bầu có thể thực hành động tác này ở tư thế đứng với cánh tay dựa vào tường
- Nếu băn khoăn không biết mình có nên tập hay không do có một vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tập theo hướng dẫn của giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:
- Tư thế Yoga đứng gập người-5 bước thực hiện và lợi ích!
- Tư thế rắn hổ mang-4 bước thực hiện và lợi ích!