Site icon Medplus.vn

Tư thế thằn lằn-lợi ích và 8 bước thực hiện!

Một khi đã thuần thục tư thế con thằn lằn, bạn sẽ thấy lợi ích thu được là rất lớn bởi động tác này có thể giúp kéo giãn sâu phần hông và phần háng. rong tiếng Phạn, Utthan có nghĩa là duỗi ra, Pristha có nghĩa là phần sau của cơ thể và Asana có nghĩa là tư thế. Do đó, đây là động tác tập trung nhiều vào hông, đồng thời cũng rất hữu ích đối với cơ tứ đầu (cơ đùi trước) và gân kheo (cơ đùi sâu). Cùng Medplus tìm hiểu về lợi ích và cách thực hiện tư thế thằn lằn nhé!

1. Lợi ích của tư thế con thằn lằn trong yoga

Tập luyện động tác con thằn lằn là một cách tuyệt vời để kéo giãn gân kheo, cơ gấp hông và cơ tứ đầu nhằm giúp tăng khả năng vận động cho cơ thể.

Đặc biệt, động tác này giúp kéo giãn cơ hông chậm, sâu, từ đó giúp giảm đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, giải phóng căng thẳng và ngăn ngừa chấn thương trong quá trình luyện tập yoga và trong các hoạt động thường ngày.

Bên cạnh việc tốt cho sức khỏe thể chất, tư thế này cũng rất có lợi cho tinh thần bởi nó giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự tập trung, cung cấp năng lượng cho cơ thể và phóng thích những cảm xúc tiêu cực.

Tư thế con thằn lằn cũng rất hữu ích đối với các vận động viên thể thao đang tìm cách để làm săn chắc cơ. Không những vậy, động tác cũng rất hữu ích với những người đang gặp vấn đề về sinh sản bởi nó thúc đẩy chức năng của xương chậu và bụng dưới.

Hơn thế nữa, tư thế con thằn lằn còn tạo sự chuẩn bị cho cơ thể để thực hiện các động tác mở hông sâu hơn như tư thế chim bồ câu (Eka Pada Rajakapotasana), tư thế con khỉ (Hanumanasana).

2. 8 bước thực hiện tư thế thằn lằn

  1. Bắt đầu ở tư thế chó cúi mặt. Hít vào.
  2. Thở ra, bước chân phải về phía trước đặt cạnh bên bàn tay phải. Đầu gối phải gập một góc 90 độ và thẳng hàng với mắt cá chân. Các ngón chân nên hướng ra ngoài khoảng 45 độ.
  3. Hít vào, đặt cả 2 cẳng tay xuống sàn, 2 tay song song với nhau và cùng nằm ở phía bên trái của chân phải. Xòe bàn tay xuống thảm.
  4. Hạ thấp đầu gối trái xuống sàn, để phần trên cùng của bàn chân trái chạm thảm. Phân bố trọng lượng đều trên cả 2 hông.
  5. Chuyển sức nặng cơ thể xuống phần hông. Nếu thấy thoải mái, bạn có thể tiếp tục hạ thấp cả 2 cánh tay
  6. Giữ tư thế trong 5 nhịp thở sâu
  7. Khi đã sẵn sàng để thoát khỏi tư thế, hãy thở ra thật sâu và duỗi thẳng cánh tay
  8. Hít vào và trở lại tư thế cho cúi mặt. Sau đó lặp lại các bước trên với chân trái.

3. Lưu ý khi thực hiện tư thế

Thực hiện động tác con thằn lằn từ từ. Nếu thấy mình đang nín thở, hãy tạm dừng và tập trung lại. Nếu không chắc chắn về kỹ thuật thở, hãy nhờ giáo viên dạy yoga hướng dẫn lại.

Dù tư thế con thằn lằn chỉ là động tác trung cấp nhưng bạn cũng đừng quá ép buộc cơ thể. Đặc biệt với các bài tập mở hông thì bạn càng cần phải lắng nghe và thực hiện chậm rãi.

Động tác con thằn lằn có thể giúp giãn cơ sâu nhưng trước khi tập, bạn cũng nên tập luyện các động tác yoga cơ bản để cải thiện tính linh hoạt của hông. Nếu cơ thể bạn vốn dĩ đã dẻo dai, bạn càng cần phải tập trung để tránh chấn thương.

Đừng so sánh bản thân với người khác. Đây là một cái bẫy mà bạn rất dễ rơi vào dù đang thực hiện bất cứ tư thế nào. Tuy nhiên, với những tư thế như tư thế con thằn lằn, việc thực hiện sẽ phụ thuộc vào độ linh hoạt và cấu trúc của xương chậu ở từng người. Một số người có thể thấy tư thế con thằn lằn rất đơn giản nhưng cũng có một số cảm thấy tư thế này rất khó tập và cần thời gian để chinh phục.

Đừng ngần ngại nhờ giáo viên dạy yoga sửa đổi các động tác nếu cần. Bạn có thể thực hiện tư thế theo bất kỳ cách nào miễn là an toàn và hiệu quả nhất cho bạn để giảm nguy cơ chấn thương thay vì cứ cố gắng làm theo nhu cầu của người khác.

Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: 

Exit mobile version