Site icon Medplus.vn

UNG THƯ XƯƠNG HÀM LÀ CĂN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Cùng Medplus  tìm hiểu ung thư xương hàm là căn bệnh như thế nào qua bài viết dưới đây bạn đọc nhé!

Bệnh ung thư xương hàm

1. Ung thư xương hàm là gì?

Ung thư xương hàm là một tình trạng không phổ biến, xảy ra khi các tế bào ác tính tăng trưởng ở xương quai hàm. Hàm là vị trí phổ biến nhất để phát triển các khối u xương, u nang, nhưng thường là lành tính.

Trên thực tế, ung thư xương hàm thường không được xếp vào nhóm bệnh ung thư, bởi vì hầu hết các trường hợp khối u không bắt đầu từ xương hàm. Thông thường, các bệnh ung thư đầu và cổ, bao gồm ung thư hàm thường bắt đầu từ miệng, cổ họng hoặc tuyến nước bọt. Ngoài ra, một số bệnh ung thư xương có thể gây ảnh hưởng đến hàm, nhưng rất hiếm và chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp.

Về cơ bản, có hai loại ung thư xương hàm, bao gồm: Ung thư bắt đầu từ xương hàm, được gọi là ung thư hàm nguyên phát, và ung thư lây lan từ các cơ quan lân cận, được gọi là ung thư hàm thứ phát. Ngoài ra, các loại tế bào ác tính khác phát sinh trong xương hàm là sarcoma Ewing hoặc u tế bào khổng lồ.

Ung thư hàm có thể gây đau đớn ở vùng miệng và khiến người bệnh khó mở miệng. Các tế bào ung thư cũng có thể lây lan nhanh chóng đến các cơ quan lân cận và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

2. Dấu hiệu ung thư xương hàm

Triệu chứng chính của ung thư xương hàm thường được gây ra bởi áp lực do khối u phát triển. Khi các khối u lớn hơn, có thể gây chèn ép răng, dây thần kinh, mạch máu và các khu vực khác ở xương hàm.

Cụ thể các triệu chứng ung thư có thể bao gồm:

3. Nguyên nhân gây ung thư xương hàm

Hầu hết các trường hợp ung thư xương hàm có nguyên nhân tương tự như các bệnh ung thư đầu – cổ khác, bao gồm hút thuốc lá và uống nhiều rượu. Rượu và thuốc lá hoạt động như một chất kích thích miệng và cổ họng, giúp các hóa chất xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn và làm chậm khả năng phân hủy hoặc đào thải chất độc của cơ thể.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ung thư xương hàm bao gồm:

Ngoài ra, một số người bệnh có thể từng bị ung thư thận trước đây. Điều này có thể khiến một số tế bào ung thư di chuyển đến xương hàm và hình thành các khối u mới ở khu vực này. Khối u có thể phá vỡ xương hàm và khiến răng bị lung lay.

Tình trạng này được gọi là ung thư biểu mô tế bào thận thứ cấp. Ngoài ra, khối u này thường chứa nhiều máu, do đó nếu nha sĩ cố gắng loại bỏ răng bị lung lay có thể khiến người bệnh bị chảy máu rất nhiều trong nhiều ngày sau đó.

4. Điều trị ung thư xương hàm

Phương pháp điều trị được ưu tiên nhất đối với khối u xương hàm là phẫu thuật mặc dù hóa trị và xạ trị có thể được thực hiện như các liệu pháp hỗ trợ. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật được thực hiện đối với trường hợp ung thư hàm chưa lan sang các vùng khác của cơ thể. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các khối u ác tính phát triển ở một vị trí cụ thể để ngăn ngừa nguy cơ di căn. Ngoài ra, loại bỏ khối u ác tính ở hàm có thể không mang lại hiệu quả điều trị bệnh ở giai đoạn nặng.

Nếu ung thư đã xâm lấn vào xương, phẫu thuật sẽ cắt bỏ một đoạn hương hàm, bao gồm các tế bào ung thư. Khoảng trống sau phẫu thuật sẽ được tái tạo lại để xương hàm hoạt động bình thường. Bác sĩ có thể lấy tế bào xương ở các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như chân, lưng, cẳng tay, hông hoặc vật liệu nhân tạo để tái tạo xương hàm.

Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm

Thủ thuật này loại bỏ một đoạn hoặc toàn bộ xương hàm trên, tùy thuộc vào vị trí khối u liên quan đến mắt, mũi, răng hoặc vòm miệng. Sau khi phẫu thuật, khu vực tổn thương cũng được tái tạo lại để phục hồi chức năng.

Nếu ung thư gây ảnh hưởng đến các khu vực khác của khoang miệng hoặc cổ họng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các liệu pháp điều trị bổ sung. Chẳng hạn như cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi hoặc bóc tách cổ (loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng).

Xạ trị

Xạ trị có thể được đề nghị áp dụng để điều trị bổ sung nếu các khối u không được loại bỏ hoàn toàn hoặc khi tế bào ung thư phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và mạch máu.

Các tia phóng xạ sẽ nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư lây lan hoặc giảm khối lượng của tế bào ung thư.

Hóa trị liệu

Hóa trị thường không được sử dụng cho ung thư hàm, tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kết hợp hóa trị và xạ trị để loại bỏ 100% các tế bào ung thư.

Người bệnh thực hiện hóa trị liệu có thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch do suy tủy. Do đó người bệnh thường được cách ly để ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị các rủi ro có thể xảy ra.

Bệnh ung thư xương hàm

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các bệnh ung thư xương hàm là gì?, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version