Site icon Medplus.vn

Viêm tủy xương: cách kết hợp thuốc kháng sinh và tế bào gốc

zxcvbnm 4 1 - Medplus

Các nhà nghiên cứu xem xét tác động của tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ (ADSC) được nạp kháng sinh ciprofloxacin. Và họ nhận thấy chúng có tác dụng đối với chứng viêm tủy xương do cấy ghép. Họ đã dùng ciprofloxacin được nạp ADSC vào vị trí nhiễm trùng xương ở chuột. Và kết quả quan sát cho thấy tình trạng nhiễm trùng được cải thiện. Họ dựa trên mức độ giảm sưng mô mềm, hình thành áp xe và thoái hóa xương để đánh giá hiệu quả. Những phát hiện này giúp phát triển một liệu pháp tiềm năng chữa các bệnh nhiễm trùng xương do cấy ghép. Bài Viêm tủy xương: cách kết hợp thuốc kháng sinh và tế bào gốc tóm lược quá trình nghiên cứu này.

Viêm tủy xương: cách kết hợp thuốc kháng sinh và tế bào gốc

1. Giới thiệu

Thực trạng

Viêm tủy xương do cấy ghép rất khó điều trị và thường phải điều trị kháng sinh kéo dài. Trong một nghiên cứu mới,

Nếu bạn gãy xương, các bác sĩ có thể

  • chọn cách cấy ghép để giữ cho vùng xương bị gãy ổn định,
  • và tái tạo mô xương gãy.

Vấn đề

Tuy nhiên, việc cấy ghép có thể gây nhiễm trùng xương nghiêm trọng. Chứng viêm tủy xương, chỉ có thể được kiểm soát bằng điều trị kháng sinh kéo dài. Điều này dẫn đến nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển. Các nhà khoa học đang nỗ lực phát triển các loại kháng sinh mới bao phủ các vi khuẩn kháng thuốc này. Họ cũng tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng sinh của tế bào gốc. Và họ nhận thấy

  • tế bào gốc trung mô cư trú tự nhiên trong tủy xương và mô mỡ,
  • có đặc tính kháng khuẩn.

2. Nghiên cứu cách điều trị nhiễm trùng xương an toàn và hiệu quả

Ý kiến chuyên gia

Tác giả của nghiên cứu Tamon Kabata cho biết:

Tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ, hay còn gọi là ADSC. Chúng có nhiều trong các mô mỡ dưới da và do đó có thể dễ dàng phân lập. Nghiên cứu hướng đến tác dụng của ADSCs chứa kháng sinh ciprofloxacin trên mô hình động vật bị viêm tủy xương do cấy ghép.

Tiến hành

Để đạt mục tiêu, các nhà nghiên cứu đầu tiên

  • tập trung tìm hiểu tác dụng của ciprofloxacin đối với ADSC
  • và nhận thấy trong 24 giờ đầu tiên
  • không có tác dụng phụ nào của ciprofloxacin ảnh hưởng đến chức năng
  • hoặc khả năng tồn tại của tế bào gốc.

Sau đó, các nhà nghiên cứu

  • đã kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của ADSCs được nạp kháng sinh trong ống nghiệm
  • và phát hiện chúng làm giảm đáng kể nồng độ vi khuẩn S. aureus.

Đây cũng là vi khuẩn chính gây nhiễm trùng do cấy ghép xương.

Viêm tủy xương và liệu pháp điều trị kết hợp tái tạo

Câu hỏi

Nhưng liệu phương pháp mới này cũng có thể giảm tình trạng viêm tủy xương trong một cơ thể sống? Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên chuột để lý giải. Chúng được cấy ghép xương bằng cách sử dụng vít phủ vi khuẩn S. aureus. Những con chuột bị viêm tủy xương 7 ngày sau khi phẫu thuật. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chia chúng thành các nhóm thử thuốc:

  • ADSC được nạp ciprofloxacin,
  • ADSCs đơn thuần,
  • ciprofloxacin,
  • hoặc không điều trị gì cả.

Ghi nhận

Vì chứng viêm tủy xương có thể dẫn đến việc sưng mô mềm và hình thành áp xe tại vị trí nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu đã định lượng mức độ của bệnh ở động vật và nhận thấy chỉ những ADSC được bổ sung ciprofloxacin mới được xem là phương pháp điều trị hiệu quả. Họ đã sử dụng các phương thức chụp cắt lớp vi tính vi mô để hình dung các xương bị ảnh hưởng,

Kabata cho biết:

Đây là những kết quả nổi bật cho thấy ADSCs có thể được nạp cùng thuốc kháng sinh một cách hiệu quả như thế nào để tạo ra tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ.

Xem thêm bài viết

Nguồn: Kanazawa University

Exit mobile version