Site icon Medplus.vn

VÔ KINH THỨ PHÁT LÀ BỆNH GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của vô kinh thứ phát bạn đọc nhé!

Vô kinh thứ phát

1. Vô kinh thứ phát là gì?

Bình thường, tuổi bắt đầu có hành kinh của các bé gái trung bình là 13 – 16. Một số em gái có hành kinh sớm hơn (10 – 12 tuổi), nhưng cũng có nhiều người có kinh nguyệt muộn (17 – 19 tuổi). Trong cả cuộc đời, một người phụ nữ thường có khoảng 35, 40 chu kỳ kinh nguyệt.

Sau thời gian này, người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi chưa hết khoảng thời gian này mà bị mất kinh, dù trước đó vẫn có kinh nguyệt bình thường, chứng tỏ vì một nguyên nhân nào đó gây mất kinh, gọi là vô kinh thứ phát.

2. Nguyên nhân vô kinh thứ phát

Có nhiều nguyên nhân gây vô kinh thứ phát, từ tâm lý đến bệnh lý như: Yếu tố tâm lý, dinh dưỡng, nội tiết, nhiễm trùng, bệnh lý phụ khoa…

Yếu tố tâm lý: Những xúc động mạnh về tinh thần như vui buồn thái quá, lo sợ quá mức, quá mong có con hoặc stress do công việc… đều có thể khiến kinh nguyệt rối loạn, mất kinh, vô kinh.

Yếu tố dinh dưỡng: Giảm cân quá mức, ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu có thể gây ra mất kinh.

Bệnh lý phụ khoa: Do cắt tử cung, bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng… cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường, rối loạn.

Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây vô kinh thứ phát. Chính rối loạn nội tiết gây ra rối loạn chức năng vùng dưới đồi, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến tụy, suy buồng trứng sớm… gây rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, mất kinh.

3. Triệu chứng vô kinh thứ phát

Tất cả các phụ nữ bị vô kinh phải được khai thác tiền sử và thăm khám thực thể đầy đủ. Buồn nôn và phát triển tuyến sữa là triệu chứng điển hình của có thai sớm. Biểu hiện bốc hỏa hay gặp khi suy buồng trứng. Đau đầu và thị trường bất thường có thể thấy ở bệnh nhân u tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Cần đánh giá biểu hiện đái nhiều và khát nhiều. Đái tháo nhạt có thể do tổn thướng vùng dưới đồi. Bướu giáp có thể do cường giáp. Sút cân, ỉa chảy hoặc sạm da có thể do suy thượng thận. Sút cân làm thay đổi hình thể có thể do chán ăn tâm thần, phải thăm khám vú cẩn thận để phát hiện chảy sữa, một dấu hiệu của tăng prolactin máu.

Rậm lông và nam hóa có thể là biểu hiện tăng androgen. Biểu hiện tăng corticoid (ví dụ yếu cơ, thay đổi tâm thần, tăng huyết áp, béo phì trung tâm, rậm lông, da mỏng, bầm máu) có thể do nghiện rượu hoặc hội chứng Cushing.

To đầu chi hoặc chứng khổng lồ có thể do u tuyến yên. Phải đánh giá các triệu chứng bệnh lý của các cơ quan khác (như xơ gan, suy thận). Các thuốc khác có thể gây tăng prolactin và gây vô kinh (xem phần tăng prolactin máu). Thấy các vết chích trên cơ thể bệnh nhân chứng tỏ bệnh nhân nghiện ma túy hoặc amphetamin.

4. Điều trị vô kinh thứ phát

Nhiều chị em thấy mất kinh nguyệt mấy tháng liền uống thuốc cho ra kinh, hoặc uống thuốc tránh thai hàng ngày để vòng kinh đều hơn. Chuyên gia cho rằng thuốc tránh thai hàng ngày chính là thuốc nội tiết, tạo vòng kinh giả cho chị em.

Sau khi uống, đúng là người phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, nhưng đây chỉ là vòng kinh giả. Thực tế, có thể nang noãn (trứng) không rụng, không tiết ra hormone estrogen và progesterone làm dầy niêm mạc tử cung, không có hiện tượng bong niêm mạc tử cung, dẫn đến vô kinh.

Bởi vậy, nếu thấy mất kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên, chị em nên đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của chị em.

Trong trường hợp vô kinh thứ phát do rối loạn nội tiết tố, chị em có thể uống bổ sung thêm hormone nội tiết tự nhiên giúp ổn định hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, ổn định nội tiết tố, giúp kinh nguyệt điều hòa và ổn định hơn.

Điều trị vô kinh thứ phát là điều trị trực tiếp nguyên nhân. Liệu pháp điều trị giảm năng sinh dục là liệu pháp thay thế estrogen (xem dưới đây). Liều estrogen điều trị triệu chứng toàn thân do các triệu chứng vận mạch đôi khi cao hơn liều thay thế sinh lý.

Nếu liệu pháp thay thế bị giảm hoặc có chống chỉ định thì có thể điều trị giảm triệu chứng bốc hỏa bằng medroxyprogesteron acetat hoặc clonidin. Tamoxifen, một thuốc kháng estrogen dùng để điều trị ung thư vú có thể dùng để bảo vệ xương nhưng không giảm triệu chứng bốc hỏa.

Điều trị hoặc dự phòng loãng xương thời kỳ sau mãn kinh bằng bisphosphonat như alendronat (xem phần loãng xương) là một lựa chọn khác.

Lưu ý: Chị em cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ, chuyên viên tư vấn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Vô kinh thứ phát

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về vô kinh thứ phát, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version