Site icon Medplus.vn

4 Triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân viêm cầu thận bạn cần biết.

Viêm cầu thận là tình trạng viêm các bộ lọc nhỏ của thận (cầu thận). Các cầu thận loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất điện giải và chất thải từ máu và chuyển chúng vào nước tiểu.  Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Viêm cầu thận là bệnh gì?

Viêm cầu thận là tình trạng viêm các bộ lọc nhỏ của thận (cầu thận). Các cầu thận loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất điện giải và chất thải từ máu và chuyển chúng vào nước tiểu. Viêm cầu thận có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mãn tính).

Nó có thể tự xảy ra hoặc là một phần của bệnh khác, chẳng hạn như lupus hoặc tiểu đường. Tình trạng viêm nặng hoặc kéo dài liên quan đến viêm cầu thận có thể làm tổn thương thận. Việc điều trị tùy thuộc vào loại viêm cầu thận mà bạn mắc phải.

2. Các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân

Viêm cầu thận

Hầu hết các bệnh nhân bị viêm cầu thận thường có những triệu chứng khác nhau hoàn toàn. Do đó, các dấu hiệu nhận biết bệnh lý này khá đa dạng và không phải ở bệnh nhân nào cũng xuất hiện biểu hiện lâm sàng. Thực tế, một số trường hợp mắc bệnh nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, quá trình tiến triển của bệnh diễn ra một cách âm thầm. Ngược lại, cũng có rất nhiều bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng như:

2.1. Phù

Phù là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận, đặc biệt là cầu thận bị viêm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng mặt, mu bàn chân bị sưng phù, hai mí mắt bị nề. Vào buổi sáng, triệu chứng phù thường nặng hơn và giảm dần về chiều, đồng thời người bệnh ít mắc tiểu, nước tiểu có màu sẫm.

Biểu hiện phù nề trên cơ thể thường xuất hiện khoảng 10 ngày đầu và giảm dần trong những ngày sau nếu người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là cách nhận biết tình trạng cầu thận bị viêm đã thuyên giảm. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị viêm mạn tính, biểu hiện phù thường rất ít và rất khó phát hiện. Ở trường hợp này, nếu bệnh nhân vẫn vận động bình thường thì một số vị trí trên cơ thể có thể phù to và dễ dàng nhận biết. Đồng thời, xuất hiện cảm giác trướng ở cổ, tinh hoàn bị tràn dịch,…

2.2. Tăng huyết áp

Huyết áp tăng là biểu hiện lâm sàng khá phổ biến ở người mắc bệnh, đặc biệt ở giai đoạn cấp tính. Một số người bệnh nặng có thể xuất hiện những cơn tăng huyết áp phát sinh bất ngờ và kéo dài liên tục trong vài ngày. Kèo theo đó là những triệu chứng đau nhức, hôn mê, choáng váng.

Ở bệnh nhân bị viêm mạn tính, triệu chứng tăng huyết áp không phổ biến nhưng thường xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời, triệu chứng này còn xem là biểu hiện để nhận biết khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn suy thận mạn tính không có khả năng hồi phục. Tình trạng huyết áp cao xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài có thể khiến cho đáy mắt bị tổn thương, tai biến mạch máu não hoặc suy tim.

2.3. Tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu toàn bãi (tức ra máu xuyên suốt quá trình tiểu), nước tiểu có màu như nước nấu rau dền, nước rửa thịt và không đông. Số lần đi tiểu ra máu toàn bãi thường khoảng 1 – 2 lần/ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện trong những ngày đầu tiên hoặc tái phát ở những tuần thứ 2, thứ 3.

Những bất thường ở nước tiểu là triệu chứng thường được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh viêm cầu thận. Điển hình như thiểu niệu, lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày rất thấp, dưới 500ml/ngày. Tình trạng này thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh và có thể kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Bên cạnh đó, khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả lượng protein niệu rất thấp, khoảng 0,5 – 2g/ngày.

2.5. Một số triệu chứng khác

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng trên, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

3. Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận

Có thể không có cách nào để tránh hầu hết các dạng viêm cầu thận. Tuy nhiên, đây là một số bước có thể có lợi:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version