Site icon Medplus.vn

Mách bạn 5 công thức tẩy tế bào chết da đầu tại nhà siêu dễ làm

Mách bạn 5 công thức tẩy tế bào chết da đầu tại nhà siêu dễ làm

Cũng như vùng da mặt và cơ thể, da đầu cũng cần được tẩy da chết để thúc đẩy dưỡng chất nuôi dưỡng tóc thêm chắc khỏe! Vậy công thức tẩy tế bào chết cho da đầu nào mang đến hiệu quả cao?

Dưới đây là 5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà cực kỳ hiệu quả, giúp da đầu khỏe mạnh và mái tóc khô thoáng!

Tẩy tế bào chết cho da đầu là gì?

Mặc dù cơ chế tự nhiên của cơ thể là thay thế các tế bào da chết bằng các tế bào da mới, nhưng đôi khi vẫn cần đến sự trợ giúp từ hình thức tẩy da chết, trong đó bao gồm cả vùng da đầu. Tẩy tế bào chết da đầu đề cập đến việc sử dụng các chất tẩy da chết ở dạng vật lý hoặc hóa học để loại bỏ các tế bào da, dầu thừa và gàu.

Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da đầu là một trong những cách sở hữu mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh hơn từ gốc đến ngọn. Giữ cho da đầu khỏe mạnh và không bị tích tụ bởi các sản phẩm tạo kiểu tóc có thể giúp cho mái tóc bạn trông đẹp hơn và đem lại cho bạn da đầu sạch sẽ.

Các công thức thiên nhiên tẩy tế bào chết da đầu tại nhà

Da đầu khỏe là điều kiện cần để có mái tóc chắc khỏe. Tẩy da chết trên da đầu có thể giúp loại bỏ các vảy da đầu bằng cách sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên.

Dưới đây là các công thức tẩy da chết cho da đầu tại nhà dạng vật lý, bằng cách sử dụng các nguyên liệu như sau:

1. Đường nâu và yến mạch

Để làm hỗn hợp tẩy tế bào chết da đầu từ đường nâu và yến mạch, bạn cần chuẩn bị:

  • 2 thìa đường nâu
  • 2 thìa bột yến mạch đã được nghiền mịn
  • 2 thìa dầu dưỡng tóc bạn yêu thích.

Sự kết hợp giữa đường nâu và bột yến mạch giúp tạo ra công thức tẩy tế bào chết cho da đầu tại nhà ở dạng vật lý. Sau khi gội đầu, hãy thoa hỗn hợp này lên mái tóc còn đang ướt theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng để tiếp cận sâu vào vùng da đầu và hoàn thành bước gội sạch tiếp theo.

2. Sử dụng aspirin

Để làm thành hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng aspirin, bạn hãy chuẩn bị:

  • 6-8 viên aspirin
  • 4 muỗng canh nước ấm

Trong thành phần của aspirin có chứa axit salicylic – một hoạt chất ở dạng tẩy tế bào chết hóa học. Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để thoa hỗn hợp tẩy da chết này lên toàn bộ vùng da đầu. Tiếp theo, bạn cần kết hợp chà xát nhẹ nhàng để giúp loại bỏ đi các tế bào da chết được hiệu quả hơn. Gội sạch đi tất cả các chất cặn còn bám trên da đầu sau khi đã hoàn thành xong và tiếp tục bước sử dụng dầu xả.

3. Muối và nước cốt chanh

Chà xát da đầu bằng muối và nước cốt chanh sẽ giúp loại bỏ tế bào chết trên da đầu khá hiệu quả. Từ đó, giúp dễ dàng hấp thu các dưỡng chất từ dầu gội vào da đầu. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 ít muối tinh và nước cốt chanh, sau đó trộn lại với nhau. Đầu tiên, làm ướt da đầu bằng nước lạnh và thoa hỗn hợp trên lên da đầu. Kết hợp massage đầu trong vòng 3 phút, sau đó gội lại với nước sạch là hoàn tất.

4. Bã cà phê

cà phê có thể được sử dụng như cách loại bỏ tế bào da chết, đồng thời giúp kích thích quá trình mọc tóc. Ngoài ra, đặc tính của cà phê giúp tẩy da chết, loại bỏ đi các bụi bẩn, gàu, dầu thừa và thậm chí các sản phẩm tích tụ khác có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da đầu bạn.

Để thực hiện công thức này thì bạn phải cần chuẩn bị:

  • 4 muỗng canh dầu vận chuyển yêu thích (chẳng hạn như dầu dừa, dầu oliu,…)
  • 6 muỗng canh bã cà phê đã được xay mịn trước đó
  • 1 vài giọt dầu cây trà.

Trộn đều tất cả các thành phần trên và bảo quản trong hộp kín ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Làm ướt tóc và sử dụng 1 lượng vừa đủ để thoa lên da đầu. Tiếp theo bạn cần massage từ 5-10 phút trước khi xả sạch và gội đầu lại bằng dầu gội.

5. Dầu dừa, mật ong – công thức tẩy tế bào chết cho da đầu hiệu quả

Dầu dừa đóng vai trò như 1 chất chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu da đầu hiệu quả. Trong khi đó, giấm táo có khả năng duy trì sự cân bằng độ pH của da đầu nhờ đặc tính khử trùng và kháng khuẩn. Bổ sung thêm mật ong vào công thức này sẽ giúp làm dịu da đầu, đồng thời giảm thiểu sự xuất hiện của gàu, bệnh chàm hay bệnh vảy nến. Bạn cần chuẩn bị công thức này như sau:

  • ½ cốc dầu dừa
  • ¾ cốc đường
  • 5-6 tinh dầu bạc hà
  • 1 muỗng canh giấm táo
  • Mật ong nguyên chất.

Bạn hãy hòa quyện các nguyên liệu trên lại với nhau, sao cho thu được hỗn hợp có kết cấu sánh mịn. Gội đầu sơ bằng nước sạch để làm ướt tóc, sau đó thoa các nguyên liệu vừa tạo lên mái tóc của bạn. Ủ tóc và massage da đầu nhẹ nhàng trong vòng từ 15-20 phút. Xả sạch thật kỹ với nước để đảm bảo không còn chất cặn bị sót lại trên da đầu. Nếu da đầu bạn bị gàu, viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến thì hãy sử dụng giấm táo 1 cách thận trọng vì nó có thể gây ngứa da đầu do thành phần có tính axit cao.

  • Mắc bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh hắc lào
  • Trên da đầu bị vết thương hở hoặc vết loét
  • Sự tấn công của chấy, rận
  • Mụn mọc trên đầu, mắc bệnh chàm hay vảy nến

Trong 1 số trường hợp, những người có làn da nhạy cảm có thể cảm thấy rằng 1 số các thành phần trong tẩy da chết ở dạng hóa học hoặc vật lý quá khắc nghiệt đối với tình trạng da đầu. Nếu bạn cảm thấy da đầu khó chịu, sưng tấy hoặc kích ứng trong quá trình tẩy tế bào chết thì bạn nên ngừng sử dụng. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu cảm giác khó chịu vẫn còn chưa thuyên giảm.

Bạn nên làm gì sau khi tẩy tế bào chết cho da đầu?

Để da đầu không bị bong tróc do tẩy tế bào chết cho da đầu quá mạnh, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên khắp vùng da đầu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng dầu xả để giúp khóa ẩm trên mái tóc, cho mái tóc mềm mượt và khỏe đẹp từ sâu bên trong.

Tẩy tế bào chết cho da đầu là 1 cách tuyệt vời để giúp mái tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong. Để cho da đầu dần làm quen với các liệu pháp này thì bạn hãy bắt đầu với tần suất 1 lần/tuần, sau đó có thể tăng lên thành 2 lần/tuần nếu nhận thấy không có kích ứng xảy ra. Ngoài ra, bạn nên hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sau khi tẩy tế bào chết. Trong trường hợp bạn cần phải ra ngoài trời, thì bạn hãy đội mũ hoặc dùng xịt chống nắng có công thức SPF cho da đầu và mái tóc để bảo vệ tối ưu nhất.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: 10 REASONS YOUR SCALP ITCHES AND HOW TO GET RELIEF

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version