Site icon Medplus.vn

8 cách điều trị đau dạ dày tại nhà mà bạn nên quan tâm

Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện một số cách chữa đau dạ dày tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu. Các mẹo chữa tại nhà có ưu điểm lành tính, an toàn và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Cùng Medplus tìm hiểu cách chữa đau dạ dày qua bài viết bên dưới đây nhé.

8 cách chữa đau dạ dày

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

Đau dạ dày là gì?

Tình trạng niêm mạc dạ dày chịu tổn thương có thể gây nên những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ khó chịu. Đau dạ dày không thường xuất hiện riêng lẻ mà kéo theo những dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như:

Vị trí cơn đau xuất hiện là đặc điểm giúp bạn phân biệt đau dạ dày với những cơn đau bụng đại diện cho các vấn đề ở cơ quan khác.

8 cách điều trị đau dạ dày tại nhà mà bạn nên quan tâm

1. Uống nhiều nước giảm đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày rất đa dạng, có thể do một hoặc nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Trong đó, mất nước cũng là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần hình thành cơn đau dạ dày.

uống nước nhiều để xoa dịu cơn đau

Theo các chuyên gia khoa tiêu hóa, nước không chỉ giúp đào thải độc tố và hydrat hóa ruột kết mà còn tham gia vào quá trình phân hủy sinh hóa lipid, protein và carbonhydrate. Từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn tạo thành các chất dễ hấp thụ hơn cho cơ thể.

Thiếu nước có thể gây trào ngược acid, viêm đau dạ dày hoặc táo bón. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa bệnh, người bệnh hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước sử dụng được Phòng Y tế (HMD) khuyến cáo mỗi ngày như:

Tùy theo điều kiện sinh hoạt và thể chất của mỗi người mà lượng nước tiêu thụ thường không giống nhau. Đối với hầu hết mọi người, lượng nước cần nạp vào cơ thể mỗi ngày từ 6 – 8 cốc. Ở trẻ nhỏ, lượng nước uống thường ít hơn người lớn. Tuy nhiên, ở những đối tượng hoạt động thể chất nhiều như vận động viên, người tham gia sinh hoạt ngoài trời có thể sử dụng lượng nước lớn hơn.

2. Dùng men tiêu hóa cải thiện đau dạ dày

Theo các chuyên gia, để phân hủy thức ăn, cơ thể cần đủ 3 loại enzyme khác nhau như lipase để tiêu hóa chất béo, protease để tiêu hóa protein và amylase để tiêu hóa carbohydrate. Tuy nhiên, ở một vài đối tượng do sử dụng quá nhiều thuốc hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt một trong ba enzyme này. Việc thiếu mất một enzyme tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. Về lâu dài có thể gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày gây hình thành những cơn đau ở bụng.

Thông thường, để kiểm soát tình trạng này, bổ sung men tiêu hóa trong thời gian ngắn có thể là một lựa chọn tốt đối với dạ dày. Người bệnh có thể uống men vi sinh sau bữa ăn khi cơn đau dạ dày xuất hiện để kiềm chế cơn đau và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân nên tập thói quen uống men tiêu hóa trước bữa ăn để tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.

3. Uống nước ép nha đam cắt cơn đau dạ dày

Nha đam không chỉ mang lại lợi ích làm dịu vết cháy nắng mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Cũng giống như làm dịu da, dược liệu này có thể chữa lành tổn thương ở dạ dày. Thêm vào đó, chúng còn giúp trung hòa acid dạ dày, chống viêm và cân bằng hệ tiêu hóa, ngăn chặn cơn đau ở dạ dày.

+ Cách thực hiện đơn giản như sau:

Khi bị đau bụng, người bệnh có thể uống 1/3 cốc nước ép nha đam nguyên chất để làm dịu đường tiêu hóa và cải thiện cơn đau ở dạ dày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều nước ép nha đam. Bởi nguyên liệu có tính nhuận tràng, có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.

4. Giảm đau dạ dày nhanh bằng gừng

Ngoài đặc tính chống viêm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, gừng còn giúp hỗ trợ tiêu hóa giúp làm giảm triệu chứng đau và khó chịu ở dạ dày. Không những thế, thảo dược Đông y này còn giúp cải thiện cảm giác buồn nôn và ợ chua do bệnh gây nên.

Theo Đông y Trung Quốc, người bệnh nên chọn gừng tươi để tăng tác dụng chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên gọt bỏ vỏ gừng để có kết quả điều trị tốt nhất. Trong trường hợp không có gừng tươi, người bệnh có thể lựa chọn các loại bột gừng hoặc trà gừng chế biến sẵn bán trên thị trường.

+ Cách giảm đau dạ dày bằng gừng:

5. Giấm táo chữa đau dạ dày

Người bệnh có thể sử dụng giấm táo để chữa đau dạ dày tại nhà. Các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này có tác dụng giảm nhanh cơn đau dạ dày bằng cách cân bằng acid trong dạ dày. Không những thế, giấm táo còn chứa acid acetic, có công dụng kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.

+ Cách uống giấm táo chữa bệnh đau dạ dày:

Giấm táo có tác dụng hỗ trợ giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến cáo sử dụng hàng ngày. Bởi acid chứa trong giấm táo có thể khiến bệnh đau dạ dày thêm tồi tệ. Do đó, người bệnh chỉ nên áp dụng khi cơn đau dạ dày đột ngột xuất hiện.

6. Giảm đau dạ dày bằng bạc hà

Một trong những biện pháp tự nhiên giúp chữa đau dạ dày tại nhà là sử dụng bạc hà. Theo một số nghiên cứu, thảo dược này có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau và khó chịu ở dạ dày. Nhờ chứa lượng lớn tinh dầu, bạc hà có khả năng kích hoạt kênh chống đau của đại tràng. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ điều trị đau dạ dày và cải thiện tiêu chảy.

Người bệnh có thể sử dụng bạc hà tươi để cải thiện triệu chứng đau, đầy bụng do đau dạ dày gây nên. Bên cạnh đó, tiết kiệm thời gian chế biến, bệnh nhân cũng có thể mua trà bạc hà từ các cửa hàng thực phẩm để dùng.

+ Cách pha trà bạc hà giảm đau dạ dày:

7. Chữa đau dạ dày bằng nước chanh và baking soda

Một số nghiên cứu cho thấy trộn một ít nước chanh một nhúm bột baking soda có thể giúp giảm bớt căng thẳng và đau ở dạ dày. Không những thế, khi trộn hai hỗn hợp này lại với nhau sẽ giúp tạo ra acid carbonic. Hoạt chất này có tác dụng giúp giảm khí và cải thiện tình trạng khó tiêu.

Chưa kể đến, nước chanh và bột baking soda còn giúp hỗ trợ bài tiết ở gan và đường ruột. Các hoạt chất dinh dưỡng chứa trong nước chanh còn giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Đồng thời trung hòa acid mật và giảm độ acid trong dạ dày, ngăn chặn cơn đau dạ dày tái phát.

+ Cách thực hiện như sau:

8. Nước dừa giảm đau dạ dày

Nước dừa chứa hàm lượng lớn magie và kali. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe cơ thể. Không những thế, các thành phần này còn có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau và giảm co thắt cơ ở dạ dày. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đau đại tràng, viêm ruột,…

Ngoài ra, nước dừa cũng hữu ích cho việc bù đắp nước. Đặc biệt, với hàm lượng calo, acid và đường ít, không chứa chất bảo quản, loại thức uống này giúp hỗ trợ vận chuyển chất  và kháng viêm, rất phù hợp với bệnh nhân bị đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống tối thiểu 1 trái mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày, vì chúng có tính lạnh có thể gây cứng bụng và đầy hơi.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version