Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn bánh tráng nướng được không? 4 tác hại cho sức khỏe thai kỳ

Bà bầu ăn bánh tráng nướng được không?

Bà bầu ăn bánh tráng nướng được không?

Bà bầu ăn bánh tráng nướng được không?

Bánh tráng nướng là món ăn vặt rất phổ biến ở mọi miền Việt Nam. Món ăn vặt này gần như đã trở thành một đặc sản thơm ngon. Bánh tráng nướng được làm với các nguyên liệu như bánh tráng, trứng, pate, ruốc, hành lá và giăm bông. Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khó ợ trong người, ốm nghén, buồn nôn, hay có cảm giác thèm ăn. Và bánh tráng nướng thường là một lựa chọn của các chị em phụ nữ.

Bánh tráng (hay bánh đa) nướng chính là món ăn vặt rất được các chị em phụ nữ và bà bầu yêu thích. Nhưng mẹ bầu cần biết rằng bánh tráng nướng có nhiều mối nguy hại cho sức khỏe nên nhớ phải tuyệt đối cẩn thận trọng khi ăn, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Tác hại khi bà bầu ăn bánh tráng nướng

1. Làm mất cảm giác ngon miệng

Đầu tiên, bà bầu ăn bánh tráng nướng quá nhiều sẽ làm mất cảm giác ngon miệng và mau no làm dễ bỏ bữa chính, từ đó gây nên tình trạnh rối loạn tiêu hóa vì không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

2. Nguy cơ táo bón

Bánh tráng nướng có tính nóng – nguyên nhân hàng đầu gây táo bón. Nhiều người cho rằng bà bầu bị táo bón là hết sức bình thường. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ. Táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng bụng , tệ hơn là có thể dẫn đến bệnh trĩ và những bệnh về đường ruột khác.

3. Gây hại cho gan và thận

Khi các mẹ bầu ăn các món không lành mạnh vào cơ thể, gan và thận sẽ chịu áp lực rất lớn để đào thải ra ngoài. Không chỉ mỗi bánh tráng mà nhiều món ăn vặt khác cũng thường chứa rất nhiều phẩm màu, gia vị gây hại và chất béo no,… là tác nhân chính gây nên tình trạng mỡ trong máu, tăng cân, giảm hoạt động đào thải. Đừng quên rằng nếu mẹ bầu ăn uống thiếu khoa học thì mỗi lần bạn ăn chính là mỗi lần khiến gan, thận của mình bị tổn thương.

4. Nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm

Món bánh tráng nướng thường được bán pử các hàng quán ngoài lề đường, nơi đông đúc và có khói bụi ô nhiễm cao. Hơn nữa, người bán vì muốn đạt nhiều lợi nhuận nên có thể sử dụng các loại nguyên liệu không đảm bảo hoặc họ chế biến không chín kỹ trong quá trình làm. Các nguyên nhân trên càng làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán, và các loại vi khuẩn độc hại cho cơ thể mẹ và thiên thần nhỏ chưa chào đời. Vì vậy, mẹ bầu ăn bánh tráng nướng cần thật cẩn trọng.

Hướng dẫn bà bầu làm bánh tráng nướng tại nhà

Nguyên liệu

Trứng gà: 1 quả

Tôm khô

Thịt nạc xay

Mắm ruốc

Bánh tráng

Hành lá, hành tím, tỏi

Gia vị, tương ớt, dầu ăn.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế: Hành lá nhặt rửa sạch thái nhỏ, hành tím băm nhỏ, sả bóc vỏ ngoài, tỏi bóc vỏ sau đó băm nhuyễn.

Bước 2: Tôm khô đem nhặt sạch, sau đó bắc chảo lên bếp cho tỏi băm vào phi thơm. Cho tôm khô vào rang chín cho chuyển màu vàng đỏ rồi bỏ ra cho vào cối giã nhỏ.

Bước 3: Chuẩn bị một cái chảo cho dầu ăn vào rồi cho hành tím vào trong chảo phi thơm rồi cho thịt bằm vào trong chảo xào. Nêm gia vị, nên cho nhạt một chút vì mắm ruốc đã mặn rồi. Sau đó các bạn hãy cho hành lá đã thái nhỏ vào trong thịt, đảo đều rồi tắt bếp. Cho ra đĩa.

Bước 4: Lấy bánh tráng ra phết đều lần lượt các nguyên liệu lên bề mặt của bánh tráng. Đầu tiên bạn phết phần thịt bằm phi với hành tím trước, đập 1 trứng gà lên trên mặt của của bánh tráng và phết các nguyên liệu sao cho dàn đều, cuối cùng hãy rắc ít hành lá lên bánh tráng.

Bước 6: Chuẩn bị sẵn 1 cái lò vi sóng ở nhiệt độ từ 150-200 độ C, sau đó bạn cho bánh tráng vào nướng trong khoảng 1p30 – 1p45s sau đó lấy bánh tráng ra, cho tương lên rồi thưởng thức.

Lưu ý khi bà bầu ăn bánh tráng nướng

Sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi sẽ bị xâm hại bởi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh mẹ bầu. Vì vậy, trước khi ăn món ăn vặt này, các mẹ nên tự chế biến hoặc ăn tại cửa hàng sạch sẽ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn thực phẩm nhé.

Để ăn món bánh tráng nướng thơm ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version