Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn cơm rượu được không? 7 công dụng cho mẹ

ba bau an com ruou duoc khong - Medplus

Bà bầu ăn cơm rượu được không?

Cơm rượu là món ăn truyền thống của nước ta, đặc biệt là vào dịp lễ tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Theo dân gian, ăn cơm rượu vào ngày này là để “tiêu diệt sâu bọ” có trong cơ thể người. Là món ăn dân gian nhưng cơm rượu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như đạm, vitamin, tinh bột và các loại vitamin tốt cho sức khỏe con người. Bà bầu ăn cơm rượu giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ thiếu máu, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng phù hợp để tránh phản công dụng.

Hôm nay Medplus giới thiệu đến các bạn bài viết về thành phần dinh dưỡng, công dụng và các lưu ý cho bà bầu khi ăn cơm rượu để có được hiệu quả tốt, cùng tham khảo bạn nhé.

Bà bầu ăn cơm rượu cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng có trong cơm rượu

Trong giai đoạn mang thai bà bầu cần ăn nhiều thứ để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Và món cơm rượu được truyền tai rằng tốt cho phụ nữ mang thai bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như:

Tinh bột

Chất béo

Vitamin B

Vitamin E

Canxi

Sắt

Protein

Calo

Công dụng khi bà bầu ăn cơm rượu

Bà bầu ăn cơm rượu có những công dụng gì?

1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên rất nhiều lần để cung cấp cho thai nhi nên bà bầu rất dễ gặp tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Lượng sắt trong cơm rượu rất cao, nên bà bầu ăn cơm rượu sẽ giúp bổ sung lượng sắt tham gia vào quá trình tạo tế bào máu. Chuyên gia chia sẻ bà bầu nên ăn cơm rượu ít nhất 2 lần một tuần để ngăn ngừa tình trạng thiết sắt và máu.

2. Ngăn ngừa các vấn đề tim mạch

Các chất có trong cơm rượu có khả năng loại bỏ các cholesterol dư thừa. Các hoạt chất lovastatine và egosterol có trong cơm rượu có tác dụng nâng cao sức khỏe tim mạch, tái tạo mạch máu, giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch.

3. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Lớp cám bên ngoài hạt nếp rất giàu chất dinh dưỡng như gluxit, lipit, muối khoáng, vitamin B và chất xơ. Ăn cơm rượu giúp bà bầu bồi bổ cơ thể, giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

4. Cải thiện khả năng tiêu hóa

Lượng chất xơ trong cơm rượu có chức năng thúc đẩy tiêu hóa, giải quyết các vấn đề khó tiêu, đầy bụng, cải thiện chức năng đường ruột.

5. Tăng sức đề kháng

Cơm rượu có lượng protein khá cao. Các protein này tham gia vào việc cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn đưa vào máu, vận chuyển đến các mô và tế bào.  Quá trình tổng hợp protein diễn ra tốt sẽ cho bà bầu cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

6. Duy trì cân nặng

Được làm từ gạo nếp, chứa hàm lượng tinh bột ít hơn gạo bình thường nên bà bầu ăn cơm rượu không lo bị tăng cân nhé. Cơm rượu còn có chức năng thúc đẩy quá trình trao đôi chất, tăng cường khả năng chuyển hóa đạm và chất béo. Nhờ vậy mà mẹ bầu có thể duy trì ổn định và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

7. Da khỏe và đẹp

Vitamin B trong cơm rượu có tác dụng chống oxy hóa, dưỡng ẩm, phục hồi và làm trắng da. Lấy cơm rượu giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối trước khi ngủ sẽ cho mẹ bầu làn da trắng sáng hiệu quả bất ngờ.

Xem thêm: Cơm rượu và 10 tác dụng với sức khỏe khiến bạn muốn “say”

Món ngon từ cơm rượu cho bà bầu

1. Tôm rim cơm rượu

Nguyên liệu

Cách làm

Cách làm món tôm rim cơm rượu cho bà bầu

2. Vịt tiềm cơm rượu

Nguyên liệu

Cách làm

Cách làm món vịt tiềm cơm rượu dễ làm cho bà bầu

Lưu ý khi bà bầu ăn cơm rượu

Trong cơm rượu có men, nên bà bầu nhớ ăn một lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến thai nhi nhé. Tầm khoảng 3 – 4 lần một tuần và mỗi lần 1 chén nhỏ.  Để giảm bớt độ chua và hơi men của cơm rượu, bà bầu có thể nấu kết hợp với các thực phẩm như nếp cẩm, rau xanh, thịt nạc,…

Nếu có những dấu hiệu say, chóng mặt, buồn nôn, lân lân,…bà bầu hãy dừng việc ăn cơm rượu ngay. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ tốt nhất không nên hoặc hạn chế ăn cơm rượu.

Những mẹ bầu có thể trạng nóng như mẩn ngứa, nổi mụn, người mệt mỏi, chảy máu chân răng, chảy máu cam, môi khô ráp,…không nên ăn cơm rượu.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp về cơm rượu, hy vọng các bà bầu sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version