Site icon Medplus.vn

Bệnh dại và cách phòng ngừa bệnh dại bạn nên biết

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, tử vong 100%. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ. Tiêm ngừa dại sớm đủ liều, đúng lịch khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.

Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh dại là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Bệnh dại nguy hiểm thế nào

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh dại. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Thời gian từ khi mắc bệnh và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thường là 10 ngày đến 3 tháng, hy hữu có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào khoảng cách virus từ vết cắn di chuyển dọc theo dây thần kinh ngoại biên để đến hệ thần kinh trung ương.

Bệnh dại lây nhiễm do vi rút dại gây ra.

2. Triệu chứng của bệnh dại

Bệnh dại khi phát sẽ có 2 thể chính bao gồm thể viêm não và thể liệt:

Thể viêm não: Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng

Thể liệt: Xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

Trong một số trường hợp, người bị chó cắn vì quá lo sợ nên đã ám ảnh mình bị dại và sinh ra nhiều biểu hiện, hành động và âm thanh khác thường. Đó là những trường hợp được cho là giả dại. Trên thực tế, người bị dại sẽ hoàn toàn tỉnh táo cho đến lúc chết chứ không hề điên dại.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là gì?

Bệnh dại lây nhiễm do vi rút dại gây ra. Vi rút lây lan qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Động vật bị nhiễm bệnh có thể truyền vi rút bằng cách cắn động vật hoặc người khác.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh dại có thể lây lan khi nước bọt bị nhiễm bệnh xâm nhập vào vết thương hở hoặc niêm mạc, chẳng hạn như miệng hoặc mắt. Điều này có thể xảy ra nếu một con vật bị nhiễm bệnh liếm vào một vết hở trên da của bạn. Ví dụ, bệnh có thể lây nhiễm nếu động vật bị nhiễm bệnh liếm vết thương trên da bạn.

4. Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại bao gồm:

5. Bệnh dại lây truyền như thế nào?

Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

6. Bệnh dại nguy hiểm thế nào?

Bệnh dại là bệnh do một loại virus tấn công hệ thống thần kinh trung ương. Virus dại chủ có ở trong nước bọt của động vật máu nóng như chó, mèo, dơi,… Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người, người có nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn

Thông thường, bệnh dại không có triệu chứng ngay lập tức. Bệnh dại có thể nằm im trong cơ thể người bệnh từ 1 đến 3 tháng, bác sĩ gọi đây là thời kỳ ủ bệnh dại. Các triệu chứng xuất hiện sẽ xuất hiện khi virus di chuyển qua hệ thống thần kinh trung ương và tấn công não của người bệnh.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy có gì đó không ổn là sốt. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Ngoài ra cũng có thể cảm thấy đau, ngứa ran hoặc nóng rát ở vị trí vết thương. Khi virus lây lan qua hệ thống thần kinh trung ương, người bệnh sẽ phát triển các triệu chứng bệnh dại khác nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Lo lắng
  • Lú lẫn
  • Nhẹ hoặc tê liệt một phần
  • Tăng động
  • Dễ bị kích động
  • Ảo giác
  • Nước bọt nhiều hơn bình thường
  • Khó nuốt
  • Hôn mê, suy tim hoặc phổi
  • Tử vong.

7. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dại?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh dại:

  • Nên liên lạc với bác sĩ hoặc nhân viên phòng cấp cứu để thông báo cho trung tâm sức khỏe địa phương và cơ quan kiểm soát động vật về vết cắn của bạn;
  • Con vật cắn bạn cần phải bị cách ly. Chó và mèo thường được theo dõi trong 10 ngày để xem xét những dấu hiệu của bệnh dại;
  • Nên gọi bác sĩ nếu bạn có những phản ứng (ví dụ như đau, sưng tấy) khi tiêm vắc xin bệnh dại;
  • Luôn tuân theo liệu trình chữa trị của bác sĩ, không từ bỏ giữa chừng quá trình tiêm vắc xin.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version