Site icon Medplus.vn

Bệnh Glôcôm là bệnh gì? Ai có nguy cơ mắc bệnh nhất?

Bệnh Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nước ta cũng như trên thế giới, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh Glôcôm là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Bệnh Glôcôm là bệnh không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh khác:

1. Khái niệm về bệnh Glôcôm

Glôcôm là một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây ra nhưng trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái, những dấu hiệu đó là: Nhãn áp tăng cao từ 25mmHg trở lên, Thị trường thu hẹp, Soi đáy mắt có dấu hiệu lõm teo đĩa thị.

Bệnh Glôcôm có nhiều cách phân loại, hiện ở Việt Nam thường phân loại thành:

Glocom nguyên phát (được quan tâm nhiều nhất), bao gồm:

Glocom thứ phát: xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân, như glocom do chấn thư­ơng, do viêm màng bồ đào, do bệnh lý của thể thuỷ tinh,…

Glocom nguy hiểm ở chỗ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ không có thuốc điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật nào phục hồi lại được những tổn thương mà glocom đã gây ra.

2. Triệu chứng gây ra bệnh Glôcôm

Triệu chứng gây ra bệnh Glôcôm

Người mắc bệnh Glôcôm có thể có thêm một số triệu chứng như:

– Nhìn đèn có quầng xanh đỏ, nhìn có đom đóm bay trước mắt.

– Thích nghi sáng tối kém, khó nhìn theo vật di động.

– Nhìn khuyết góc hoặc nhìn bị che lấp một phần.

– Đau nhức hốc mắt.

– Mất dần tầm nhìn ngoại vi: người bệnh có cảm giác như nhìn qua đường hầm.

– Mắt sưng đỏ, khi lấy tay di vào phần mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.

– Nôn hoặc buồn nôn.

Thường thì trong giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện ít và khó phát hiện. Theo thời gian bệnh có thể tiến triển nặng lên gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh Glôcôm

Bệnh Glôcôm là bệnh không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và cần được kiểm tra mắt thường xuyên là:

– Người trên 40 tuổi;

– Người có bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp;

– Người có tiền căn gia đình đã mắc bệnh Glôcôm;

– Người bị viễn thị, giác mạc (tròng đen) nhỏ;

– Người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài, cận thị nặng, có tiền căn chấn thương hay phẫu thuật mắt,…

4. Các yếu tố rủi ro của bệnh Glôcôm

Vì các dạng bệnh Glôcôm có thể phá hủy thị lực trước khi các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng, bạn cần lưu ý các yếu tố nguy cơ sau:

5. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh Glôcôm

Các bước tự chăm sóc này có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh Glôcôm, điều này rất quan trọng để ngăn ngừa mất thị lực hoặc làm chậm bệnh tăng nhãn áp.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version