Site icon Medplus.vn

Bệnh Parkinson Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Như Thế Nào?

Bệnh Parkinson làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và kiểm soát sự cân bằng của cơ thể, đây là một dạng thoái hoá của thần kinh trung ương. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vậy Medplus sẽ cung cấp các thông tin về cách điều trị bệnh lý này như thế nào và có dấu hiệu nào để nhận biết sớm hay không?

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Bệnh Parkinson Là Gì?

Bệnh Parkinson là gì? Bệnh Parkinson là một trong những bệnh lý liên quan đến thần kinh, thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Bệnh xảy ra khi trong não có những nhóm tế bào bắt đầu bị thoái hoá, không còn kiểm soát được sự vận động của cơ bắp khiến người bệnh bị cứng cơ, tư thế và dáng đi trở nên bất thường, cử động chậm chạp.

Bệnh Parkinson là bệnh lý thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn sẽ khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn, đặc biệt là làm tế bào thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời làm thiếu hụt dopamine, làm mất chức năng vận động vật lý.

Bệnh Parkinson có chữa được không? Dù ngày nay nền y khoa có sự tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn chưa có phương pháp nào hiệu quả để chữa khỏi hoàn toàn bệnh parkinson. Những phác đồ điều trị được đưa ra chủ yếu là giúp bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có thể làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên Nhân Gây Bệnh Parkinson

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Parkinson. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, bệnh Parkinson có mối liên quan lớn do sự tương tác giữa các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến tính mẫn cảm di truyền của cơ thể.

Bệnh parkinson có di truyền không? Đối với bệnh Parkinson thường gặp chủ yếu ở người cao tuổi, ít xảy ra đối với người trẻ tuổi. Mặc dù các chuyên gia đã phát hiện được nhiều khiếm khuyết liên quan đến gen gây ra bệnh Parkinson, có thể làm cơ sở để hiểu sâu hơn về bệnh lý này, nhưng đây chỉ là con số nhỏ trong đại đa số trường hợp mắc bệnh, không có tính di truyền.

Bệnh Parkinson do di truyền chiếm tỷ lệ khá thấp

Tuy nhiên, với những trường hợp ngẫu nhiên như vậy, nhất là ở người trẻ tuổi thì rất có khả năng người thân của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson hơn những gia đình bình thường khác, tỷ lệ này chiếm khoảng 4 – 5%.

Đối với người mắc bệnh Parkinson, người ta phát hiện ra rằng hàm lượng Dopamine ở cơ thể họ bị giảm đáng kể. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh có chức năng giúp dẫn truyền những tín hiệu kết nối giữa những sợi thần kinh trong não bộ con người, thường tập trung nhiều ở vùng hạch đáy não, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cử động, phối hợp giữa những động tác linh hoạt của cơ thể.

Nếu các tế bào não bị thoái hoá dần theo thời gian sẽ làm giảm hoặc mất đi khả năng sản xuất Dopamine một cách bình thường, khiến cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng Dopamine, gây khó khăn trong quá trình vận động.

Ngoài ra, có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson có thể kể đến như:

3. Triệu Chứng Bệnh Parkinson

Vào giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường chỉ biểu hiện những triệu chứng ở một bên cơ thể, khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, những động tác không còn linh hoạt như bình thường. Khi bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn nặng hơn, những triệu chứng sẽ bắt đầu rõ ràng hơn, ở khắp cơ thể.

Tính cách thay đổi: Não bộ là cơ quan quan trọng, là nơi chịu trách nhiệm chính điều khiển hoạt động và suy nghĩ của con người, cũng như những tình huống, nhận thức… Vì vậy, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến tính cách cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson.

Động tác chậm chạp: Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh Parkinson mà bạn có thể nhận biết là sự phối hợp của các động tác cơ xương khớp trở nên chậm chạp như khi thay đổi tư thể, xoay người, quay đầu, khi dùng tay cầm nắm… động tác diễn ra với tốc độ rất chậm, không còn rõ ràng linh hoạt như trước.

Cảm giác về mùi vị bị giảm sút: Khi mắc bệnh Parkinson, ở giai đoạn đầu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng khứu giác, khiến cho người bệnh bị giảm khả năng phân biệt mùi hương của thực phẩm, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị sớm.

Có vấn đề liên quan đến đường ruột: Người bệnh Parkinson thường gặp một số vấn đề về đường tiêu hoá như khó tiêu, đầy bụng, táo bón, thường gặp nhiều ở người lớn tuổi.

Có cảm giác đau ở vai: Cảm giác đau vai thường kéo dài, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý xương khớp khác, nhưng có điều khác biệt là khi can thiệp y tế hoặc dùng thuốc vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nghĩ ngay đến bệnh Parkinson.

Thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt: Có thể thấy rõ sự thay đổi này thường gặp ở giọng nói, hay cáu gắt, tính khí thay đổi thất thường, chữ viết cũng có dấu hiệu thay đổi.

Người mệt mỏi: Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi kéo dài, mất tập trung cùng những dấu hiệu khác có thể là biểu hiện sớm bệnh Parkinson.

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khác như: Run khi nghỉ thường gặp tay, chân, miệng, lưỡi… các cơ co, căng cứng gây khó khăn trong vận động, liệt cơ mặt, giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể mất sự thăng bằng, đôi khi xảy ra tình trạng ngất xỉu…

4. Bệnh Parkinson Sống Được Bao Lâu?

Bệnh parkinson sống được bao lâu? Bệnh Parkinson thường có tiến triển nặng hơn theo thời gian. Dù cho bệnh không phải là nguyên nhân trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ rằng, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.

Bệnh Parkinson nếu được điều trị sớm sẽ kéo dài tuổi thọ và cải thiện tốt tình trạng bệnh

Hiện nay vẫn không có một con số chính xác khẳng định thời gian sống của người mắc bệnh Parkinson. Đối với vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian mắc bệnh, tiến triển của bệnh và những bệnh lý kèm theo như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, được điều trị tích cực và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thì người mắc bệnh vẫn có thể duy trì chất lượng cuộc sống ổn định với thời gian có thể kéo dài lên đến 10 – 20 năm.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version