Site icon Medplus.vn

Bệnh sùi mào gà là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào?

Bệnh sùi mào gà cần được hỗ trợ và điều trị sớm, nếu không, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến âm đạo, hậu môn hay miệng lưỡi,… bị lỡ loét, hoại tử nặng. Bệnh gây đau đớn khi vận động, làm tăng nguy cơ vô sinh, ung thư và còn nhiều hệ lụy khác. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sùi mào gà là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Căn nguyên của bệnh sùi mào gà là virut HPV.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà (SMG) (genital warts) hay còn gọi là hạt cơm sinh dục, mụn cóc sinh dục là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do HPV (Human Papilloma virus – virus sinh u nhú ở người) gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất.

Bệnh lây qua quan hệ tình dục (sinh dục-sinh dục, hậu môn-sinh dục, sinh dục-miệng) và mẹ truyền sang con (qua sinh đường dưới). Hiện tại chưa có nhiều bằng chứng ghi nhận đường lây qua tiếp xúc gián tiếp như dùng chung đồ dùng (khăn tắm, áo quần,…) với người bệnh. Người truyền bệnh Sùi mào gà có thể đang có thương tổn da hoặc chỉ mang HPV mà không hề có biểu hiện lâm sàng.

Diễn biến của bệnh sùi mào gà

Quan niệm chỉ “quan hệ ngoài” hay dùng bao cao su khi quan hệ thì không bị lây SMG là sai vì bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da niêm mạc vùng sinh dục với da niêm mạc vùng sinh dục người nhiễm HPV. Trên thực tế, nam giới dùng bao cao su khi quan hệ thường mắc sùi mào gà ở gốc dương vật.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà.

Căn nguyên của bệnh sùi mào gà là virut HPV. Đây là loại virut có ADN và chỉ khu trú ở da và niêm mạc. Cho tới nay người ta đã xác định được hơn 170 type virut HPV khác nhau, trong đó có khoảng 40 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các type virut khác nhau sẽ gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau, cụ thể:
– HPV type 1,4,5,8,41,60,63…gây bệnh hạt cơm ở da, gan bàn tay, bàn chân.
– HPV type 6,11,13,16,18,55,66…gây bệnh ở niêm mạc. Đặc biệt type 6, 11 gây bệnh ở bộ phận sinh dục, đây là những type ít có nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, type 16,18 có nguy cơ cao gây ung thư.
– HPV type 5,8 gây bệnh loạn sản thượng bì dạng hạt cơm.

3. Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường nào?

4. Triệu chứng của bệnh sùi mào gà.

– Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục;
– Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ;
– Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu;
– Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà ở nữ thường phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới thường gặp ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.

5. Các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở đâu?

6. Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng tỷ lệ tái phát bệnh còn cao. Mục đích của trị liệu là phá huỷ các sẩn, khối u, sùi, tăng cường miễn dịch toàn thân, tại chỗ để diệt virut.
Các phương pháp cụ thể:
– Bôi các thuốc phá huỷ các tổ chức sùi, tăng cường miễn dịch: Podophylotoxin, Fluorouraein, Imiquimod
– Phá hủy tổ chức sùi bằng laser CO2, đốt điện, áp lạnh.
– Nếu thương tổn lan toả thành khối, mảng lớn, phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Chú ý cần theo dõi sau điều trị để phát hiện các thương tổn tái phát.

7. Bệnh sùi mào gà có nghiêm trọng không?

Sự xuất hiện của mụn sùi mào gà trên thân thể bệnh nhân gây ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý và sức khỏe, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

Tác hại sùi mào gà ở nam giới

Biến chứng sùi mào gà ở nữ

8. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Virut gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan, đặc biệt là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, vì vậy muốn phòng bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau đây:
– Quan hệ tình dục an toàn.
– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bị bệnh.
– Thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh hiệu quả, an toàn tuyệt đối.
– Cần có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ em, tránh bị lạm dụng tình dục.
– Khi có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version