Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý có thể xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu sức khỏe thai phụ có vấn đề hoặc cách chăm sóc bà bầu không đúng cách thì nguy cơ mắc tiền sản giật sẽ cao hơn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Medplus sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa tiền sản giật qua bài viết dưới đây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Tiền Sản Giật Là Gì?
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ xảy ra khi huyết áp tăng cao cùng với các dấu hiệu tổn thương ở các cơ quan khác, chủ yếu là thận.
Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xảy ra vào khoảng tuần 21 ở những phụ nữ có huyết áp bình thường khi mang thai.
Bệnh tiền sản giật có thể xảy ra với các mức độ khác nhau. Trường hợp bị tiền sản giật nặng có thể làm ảnh hưởng tới thận, tim, phổi, gan của thai phụ cũng như khiến thai nhi suy dinh dưỡng, giảm nước ối hoặc có thể khiến thai nhi bị chết lưu trong tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới sản giật (co giật) gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới não.
2. Nguyên Nhân Gây Tiền Sản Giật
Chưa có nguyên nhân rõ ràng gây nên tiền sản giật. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nó bắt đầu tại nhau thai (cơ quan nuôi dưỡng thai nhi).
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, các mạch máu bắt đầu phát triển để cung cấp lượng máu đủ đến nhau thai để nuôi thai nhi. Nhưng với những thai phụ mắc tiền sản giật thì những mạch máu này không phát triển đầy đủ. Chúng hẹp hơn bình thường và đáp ứng không đúng với kích thích nội tiết tố khiến lượng máu giảm dần.
Nguyên nhân của sự phát triển mạch máu bất thường này có thể là do:
- Tổn thương mạch máu.
- Do gen.
- Lượng máu tới tử cung không đủ.
- Hoặc do các bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch.
3. Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Tiền Sản Giật
Khoảng 6-8% phụ nữ khi mang thai gặp phải các tình trạng: tiền sản giật khi mang thai, tiền sản giật trước sinh, tiền sản giật sau sinh. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.
- Người có tiền sử cá nhân hoặc người trong gia đình từng bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
- Sản phụ bị tăng huyết áp mãn tính.
- Phụ nữ mang thai lần đầu
- Những phụ nữ sinh đôi, sinh ba,…
- Khi mang thai với người chồng thứ 2 trở đi bạn sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn so với mang thai lần 2, lần 3 với người chồng đầu tiên.
- Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi.
- Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần (dưới 2 năm) hoặc quá xa (trên 10 năm).
- Thai phụ béo phì có nguy cơ tiền sản giật cao.
- Phụ nữ trước khi mang thai mắc các bệnh: đau nửa đầu, tiểu đường, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận,…
- Nếu thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì sản phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.
- Phụ nữ da đen khi mang thai có nguy cơ mắc cao hơn so với phụ nữ ở các chủng tộc khác.
4. Cách Phòng Ngừa Tiền Sản Giật Trước Và Sau Sinh
Để hạn chế nguy cơ mắc tiền sản giật trước và sau sinh thì mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thường xuyên, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời bất thường trong cơ thể.
- Tập luyện thể dục thường xuyên với các động tác phù hợp giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi trong suốt thai kỳ.
- Khi mang thai mẹ bầu cần đảm bảo giấc ngủ, nên ngủ từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp cho đầu óc được thư giãn.
- Nước là thành phần không thể thiếu, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì việc bổ sung đủ khoảng 8 ly nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đồng thời hạn chế tình trạng cao huyết áp. Các thực phẩm tốt giúp ngăn ngừa tiền sản giật như: bơ, khoai lang, chuối, dưa chuột,…
- Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như: axit folic, sắt, canxi, vitamin C, B, E, phốt pho, magiê,…Ngoài ra, mẹ bầu còn cần tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể ở mức cần thiết.
Để ngăn ngừa tiền sản giật khi mang thai cũng như vượt cạn an toàn thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, tập luyện điều độ, kết hợp với khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe tốt nhất.
Nguồn tham khảo: